SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Sở hữu trí tuệ và những vấn đề tồn tại ở Việt Nam hiện nay

09:59, 27/02/2020
(SHTT) - Quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không còn là một khái niệm xa lạ với người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy vậy, việc thực thi những quy định pháp luật nhằm hiện thực các quyền sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề khá nan giải.

Trong thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong tỷ lệ giá trị hàng hoá. Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Một container máy điện thoại di động có giá trị lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) càng được người ta chú trọng bảo vệ.

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ được là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp... Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Người ta đã nhóm các loại hình sáng tạo của con người thành một số loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cụ thể: bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sơ đồ bố trí mạch tích hợp và chỉ dẫn địa lý.

so huu tri tue

 Ngoài bản quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp.

Trong thực tế, bản quyền có sự thể hiện khá phong phú nên các dạng vi phạm bản quyền cũng khá đa dạng. Có thể đưa ra một số ví dụ minh họa cho việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như: một bài báo sao chép lại bài báo khác, nhà xuất bản in, tái bản sách mà chưa có sự đồng ý của tác giả, ca sĩ biểu diễn, ghi âm, thu hình bài hát mà không có sự thỏa thuận của nhạc sĩ sáng tác, bộ phim bị thu trộm và nhân bản trên băng video hoặc đĩa VCD để bán...

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia đều công nhận và bảo hộ quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân nhằm mục đích khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm việc phổ biến tiến bộ khoa học, công nghệ, văn hóa nghệ thuật vào mục đích phát triển xã hội.

Ở các nước phát triển, sở hữu trí tuệ được đánh giá là một loại tài sản quan trọng, có giá trị nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả quyền SHTT phải kể đến như: Coca Cola, Microsoft, IBM…với giá trị thương hiệu - tài sản SHTT lên tới hàng chục tỷ Đô la Mỹ.

Tại Việt nam, mặc dù nền móng cho hoạt động SHTT đã được xây dựng một cách tương đối vững chắc nhưng hiện trạng của chính hệ thống này cũng như mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đang đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao. Yêu cầu cấp thiết là phải tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đưa SHTT thực sự trở thành công cụ quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...

Vì lẽ đó, các cơ quan chức năng mà trước tiên là Bộ Khoa học – Công nghệ, đang tập trung thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ để phục vụ phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, liên kết chặt chẽ với cộng đồng khởi nghiệp trong khu vực và quốc tế, biến khởi nghiệp sáng tạo thành một trong những động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng.

Bên cạnh đó, cần có một khung pháp lý về bảo hộ và phát triển các tài sản trí tuệ bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; những cải cách về hệ thống các biện pháp bảo tồn và phát triển các tài sản trí tuệ theo hướng có sự phân quyền rõ ràng, đối với các loại hình tài sản trí tuệ khác nhau được quản lý bởi các cơ quan khác nhau.

Đồng thời, cần có các biện pháp chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động phòng, chống hàng giả, hàng nhái với sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan , các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng. Thực hiện nghiêm túc và có chế tài xử phạt các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có thể nâng cao khung hình phạt đồng thời ban hành thêm các hình thức xử phạt nhằm mang tính răn đe hơn các cá nhân, tổ chức có ý định xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nắm bắt yêu cầu thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và hành động để thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền SHTT. Trong đó, không thể không kể đến Chiến lược SHTT đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ- TTg ngày 22/8/2019 với mục tiêu quan trọng là đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền SHTT.

Cũng trong Chiến lược này, Chính phủ đặt kỳ vọng sẽ thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo kết hợp với các hình thức đầu tư mạo hiểm nhằm ươm tạo các tài sản trí tuệ từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển tài sản trí tuệ đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Đồng thời, hình thành và phát triển mạng lưới trung tâm chuyển giao công nghệ và SHTT tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ. Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.

                                                                                                                                                          Đức Huân

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.