SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Quản trị tài sản trí tuệ - Bài toán nan giải tại trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp

10:49, 25/11/2021
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.

Các biện pháp QTTS giúp các trường ĐH, viện nghiên cứu và DN hoàn thiện, đáp ứng được các điều kiện luật định, để tiến đến đăng ký xác lập quyền SHTT với các cơ quan có thẩm quyền và làm cơ sở cho việc khai thác sau này.

Nằm trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021, buổi tập huấn số 8 với chủ đề: “Hoạt động quản trị tài sản trí tuệ tại trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp” đã được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 21/11/2021.

Buổi tập huấn có sự tham gia của Ông David Martin Nguyễn – Nhà sáng chế và cố vấn quốc tế về Chiến lược Công nghệ và Thương mại, Cố vấn cao cấp Tập đoàn Hoà Bình, Đồng Trưởng Làng Sáng chế và và DN ĐMST, bà Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng ban Đào tạo, tập huấn, hội thảo Làng Sáng chế và và DN ĐMST và đặc biệt là diễn giả Nguyễn Hồng Quang – Chánh văn phòng, nghiên cứu viên tại Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức cùng các đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu doanh nghiệp và các phóng viên báo đài trên cả nước.

Hoạt động quản trị tài sản trí tuệ diễn ra như thế nào?

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn Ông David Marin Nguyễn đã chia sẽ một số kiến thức và những kinh nghiệm trong hơn 30 năm làm việc tại lĩnh vực Nghiên cứu và phát triển, ông khẳng định quản trị tài sản trí tuệ là việc vô cùng quan trọng đối với các trường đại học, viện nghiên cứu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển công nghệ. 

1

Ông David Martin Nguyễn – Cố vấn cấp cao Tập đoàn Hoà Bình, Đồng Trưởng Làng Sáng chế và và DN ĐMST 

Ông nhận thấy những doanh nghiệp lớn sẽ dành ra ngân sách dồi dào đầu tư ở lĩnh vực Nghiên cứu và phát triển cũng như chú trọng về việc quản trị tài sản trí tuệ giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu để bảo vệ những lợi ích tài sản tốt hơn. Các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà sáng chế cần có chiến lược đầu tư lâu dài với thời gian thông thường là 10 năm và có những kế hoạch lộ trình phát triển về TSTT cũng như đánh giá TSTT - đánh giá giá trị thực của tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu như: các bằng sáng chế,.. việc đánh giá thường xuyên và hằng năm sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được giá trị của các tài sản trí tuệ từ đó giúp tìm được phương hướng phát triển và đầu tư một cách hiệu quả.

Ở các doanh nghiệp, thông thường ngân sách đầu tư cho bộ phận Nghiên cứu và phát triển chiếm khoảng 2-10% tổng số thu nhập của công ty trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khoảng trung bình từ 5 – 20% trong lĩnh vực điện tử và phần mềm.

Ngoài ra, trong quá trình M&A – mua bán và sáp nhập việc đánh giá rõ tài sản trí tuệ cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được giá trị thực về tài sản vô hình của chính doanh nghiệp mình. Do đó, cần chú trọng hơn trong việc gia tăng các bằng sáng chế đặc biệt là các nguồn lực trẻ ở các trường đại học, các viện, .. vì đây là cơ sở giúp gia tăng sự hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn, điển hình là các mặt hàng xuất khẩu nếu có bằng sáng chế giúp nâng cao giá trị sản phẩm và thu hút người mua hơn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

2

 Bà Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng ban Đào tạo, tập huấn, hội thảo Làng Sáng chế và và DN ĐMST

Theo bà Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng ban Đào tạo, tập huấn, hội thảo Làng Sáng chế và và DN ĐMST chia sẻ hoạt động quản trị tài sản trí tuệ của chúng ta là rất cấp thiết và quan trọng, đặc biệt là ở các trường đại học, viện nghiên cứu, và doanh nghiệp giúp hạn chế được những thất thoát tài sản đồng thời chúng ta cũng có thể gia tăng các giá trị tài sản và thu hút được nhiều nhà đầu tư, các nguồn tài sản trí tuệ xuất phát từ nguồn nhân lực thông qua các hoạt động sáng kiến, ĐMST, NCKH,.. Nếu chúng ta có những quy định rõ ràng, những ghi nhận kịp thời, những cam kết bảo mật hợp lý thì TSTT mang lại giá trị rất cao, giúp hoạt động khai thác thương mại cho đơn vị mình hiệu quả.

Bà Tâm chia sẻ: “Tài sản trí tuệ nếu không được quản trị tốt thì giống như một tài sản từ bỏ quyền, ai cũng có thể lấy, sử dụng cho mục đích riêng gây ra những thất thoát cho đơn vị tổ chức hay chủ sở hữu, làm giảm giá trị của TSTT và giảm sự hấp dẫn đầu tư".

Điểm mới của việc quản trị tài sản trí tuệ ở các trường đại học, viện nghiên cứu, và doanh nghiệp

Đến với buổi tập huấn, Diễn giả Nguyễn Hồng Quang – Chánh văn phòng, nghiên cứu viên tại Viện Quản trị Tài sản Minh Đức đã mang đến những kiến thức và thông tin mới được cập nhật về việc quản trị Tài sản trí tuệ. Quản trị tài sản trí tuệ là việc quan trọng và cần thiết đối với các chủ sở hữu TSTT, cần hiểu rõ quyền sở hữu trí tuệ, các đối tượng và biện pháp quản trị TSTT bao gồm các quy định, quy chế, các điều khoản bảo mật, chuyển giao quyền trong các hợp đồng sản phẩm trí tuệ. Chúng ta cũng cần lưu tâm đến việc thiết lập hệ thống quản trị TSTT để có thể quản trị một cách đầy đủ và hợp lý hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại trường đại học cũng như làm việc trong lĩnh vực quản trị tài sản trí tuệ, diễn giả với vai trò của một người trong cuộc đã có những chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến vấn đề tài sản trí tuệ, những yếu tố then chốt để giúp các tổ chức khai thác tốt nhất về tài sản trí tuệ. Đặc biệt, ông cũng đã trình bày các tình huống thực chiến để khách mời tham dự có cái nhìn tổng quát nhất về tài sản trí tuệ, hiểu được từng tình huống để tránh trường hợp rủi ro trong quản lý tài sản trí tuệ hay một cách đáng tiếc. 

3

  Diễn giả Nguyễn Hồng Quang – Chánh văn phòng, nghiên cứu viên tại Viện Quản trị Tài sản Minh Đức

Buổi tập huấn thu hút sự quan tâm và trao đổi tích cực của nhiều đại biểu qua từng vấn đề giúp hiểu rõ hơn về các quy định, quy chế, các biện pháp quản trị trong việc chuyển giao, các tài sản trí tuệ, tránh được những thất thoát, tranh chấp về quyền sở hữu. Những vấn đề khó khăn, trăn trở mà các doanh nghiệp, cá nhân, các viện, trường gặp phải đều được các chuyên gia hỗ trợ và giải đáp một cách rõ ràng, cụ thể. Có thể nói, đây là một buổi tập huấn với những kiến thức mới lạ và cũng là nơi mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan/ ban ngành,.. cùng nhau chia sẻ, kết nối và thảo luận tìm hiểu các vấn đề thực tế liên quan đến việc quản trị tài sản trí tuệ, giúp đưa ra những lời khuyên bảo vệ được những giá trị TSTT tốt hơn cũng như có được những chiến lược phù hợp thúc đẩy sự phát triển kinh doanh nghiệp và xa hơn là sự phát triển của đất nước./.

Lê Thị Thanh Tâm - Nguyễn Lữ Bảo Vy - Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.