SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Bài học bản quyền qua vụ thương hiệu Supreme bị nhái tại Italia

19:09, 21/03/2019
(SHTT) - Vụ việc Supreme Italia bị tố cáo là thương hiệu nhái đã từng gây xôn xao suốt thời gian dài và cũng vì vậy thương vụ hợp tác giữa Samsung và Supreme “nhái” đã bị lên án.

 Supreme và con đường gây dựng thương hiệu

Supreme khởi đầu là một cửa hàng giày trượt băng Lower khiêm tốn tại khu Manhattan, (Mỹ) do một doanh nhân gốc Anh, ông James Jebbia mở vào năm 1994. Sau đó, cái tên Supreme đã phát triển thành một trong những thương hiệu được săn lùng nhiều nhất trong làng thời trang khi hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Louis Vuitton, Lacoste, Nike và Timberland.

Đến nay, thương hiêu này có giá trị hơn 1 tỷ USD, sau khi công ty cổ phần tư nhân The Carlyle Group mua lại 50% cổ phần với giá 500 triệu đô la trong năm 2017. 

Jebbia đã tự tay tạo dựng danh tiếng cho thương hiệu Supreme. Với sự khác biệt, độc đáo, và khan hiếm khi hàng hóa được sản xuất với số lượng ít người ta chỉ có thể mua đồ của Supreme trên các trang mua sắm trực tuyến như eBay hoặc thông qua một mạng lưới 11 cửa hàng trên toàn thế giới.

Tài sản quý giá nhất của Supreme được cho là logo đơn giản của chính hãng, một hình chữ nhật màu đỏ được đánh dấu bằng chữ "Supreme". Hầu như mọi vật phẩm có in logo này đều có thể trở thành đồ sưu tầm được săn lùng.

supreme 2

 

Supreme Italia bị tố cáo là thương hiệu nhái

Tại sự kiện ra mắt mẫu smartphone Galaxy A8s tại thị trường Trung Quốc, giám đốc Digital Marketing của Samsung China đã bất ngờ thông báo dự án hợp tác với thương hiệu streetwear đình đám Supreme. Tuy vậy, khi hai vị CEO bước lên trên sân khấu dưới cái tên Supreme Italia lại khiến mọi người hoài nghi về sự hợp tác này. Ngay sau đó, thương hiệu thời trang đình đám Supreme cũng đã chính thức lên tiếng xác nhận rằng Supreme tại Trung Quốc chỉ là "nhái" mà thôi.

Supreme Italia có logo tương tự như Supreme tại New York, thậm chí cũng kinh doanh các sản phẩm y hệt với thương hiệu gốc. Mới đây, sau nhiều cố gắng trong việc lấy lại thương hiệu của mình, Supreme đã thành công khi Toà án Kinh tế Quốc tế đã phán quyết rằng Supreme Italia là thương hiệu nhái của Supreme (New York) và thật ra thương hiệu streetwear tại Mỹ đã đăng ký bản quyền từ rất lâu trên cả thế giới và ở ngay cả Italy, trước sự xuất hiện của Supreme Italia. Chính vì thế, Supreme “chính hãng” có quyền thực hiện những hành động pháp lý cần thiết để ngưng các hoạt động của Supreme Italia trên thế giới.

supreme 1

 

Samsung Trung Quốc ngừng hợp tác với Supreme Italia

Supreme Italia kỳ vọng sẽ ra mắt các cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc đồng thời sẽ làm việc với Samsung trên các sản phẩm độc quyền. Nhưng rất tiếc, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Samsung Trung Quốc đã xác nhận trên một bài đăng trên Weibo rằng họ đã ngừng hợp tác với thương hiệu này.

Trong một tuyên bố, Supreme "thật" đã xác nhận rằng hợp tác này hoàn toàn không liên quan gì đến họ. "Supreme không làm việc với Samsung. Chúng tôi cũng không có kế hoạch mở một cửa hàng flag-ship và tổ chức show diễn tại Trung Quốc. Những tuyên bố này là sai sự thật và được tuyên truyền bởi một tổ chức giả mạo", đại diện của Supreme cho biết.

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.