SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 22/03/2025
  • Click để copy

Bảo hộ bản quyền giúp xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh

11:04, 19/04/2024
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Mới đây, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam, Liên minh Sáng tạo nội dung số tổ chức tọa đàm "Bản quyền và Phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số" với sự tham gia của hơn 200 đại biểu.

Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trần Hoàng nhấn mạnh: Năm nay, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đưa ra thông điệp "Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững - xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo".

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, vai trò của sở hữu trí tuệ cũng ngày càng thể hiện rõ nét và là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế sáng tạo, đặc biệt là gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ là trung tâm để giải quyết những thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của xã hội.

noi dung so

 Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trần Hoàng

Theo số liệu khảo sát công bố năm 2021 của WIPO về đóng góp kinh tế của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên bản quyền thì tại các nước phát triển như Hoa Kỳ đóng góp này chiếm khoảng 11,99% GDP, Hàn Quốc là 9,89% GDP, Pháp là 7,02% GDP, Australia là 6,8% GDP, Singapore là 6,19%GDP, Canada là 6,15% GDP; các nước đang phát triển như Trung Quốc đóng góp này chiếm khoảng 7,35% GDP, Malaysia là 5,7% GDP và Thái Lan là 4,48% GDP, Indonesia là 4,11% GDP. Những số liệu này cho thấy việc bảo hộ hiệu quả bản quyền có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, qua số liệu ước tính, giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ước đạt 5,82%; năm 2019 ước đạt 6,02%; năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch nên số liệu có sự sụt giảm chỉ còn khoảng 4,32% và 3,92%; đến năm 2022 các ngành đã bắt đầu phục hồi và giá trị đóng góp có sự tăng trưởng ước đạt 4,04%. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Hiện, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển mới về mặt nghệ thuật, công nghệ và cách thức tiếp cận công chúng; khía cạnh thương mại của các ngành công nghiệp văn hóa cũng được chú trọng đầu tư, phát triển. Làm tốt công tác bảo hộ bản quyền là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Cũng tại tọa đàm, ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm bản quyền số (DCC) nhấn mạnh việc bảo vệ bản quyền trên môi trường số cũng giống như bảo vệ tài sản trên môi trường vật lý.

Theo ông Chung, có 8 loại đánh cắp bản quyền trên môi trường số gồm: Chiếm đoạt quyền tác giả; Mạo danh tác giả; Phân phối, xuất bản tác phẩm giả mạo; Phân phối, xuất bản tác phẩm và bản sao tác phẩm không có sự đồng ý của tác giả; Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm không có sự đồng ý của tác giả; Sao chép tác phẩm (không có sự đồng ý của tác giả); Tự ý làm sản phẩm phái sinh; Sử dụng tác phẩm nhưng không trả tiền bản quyền với chủ sở hữu.

vi pham ban quyen

 

Lãnh đạo DCC đánh giá doanh nghiệp làm nội dung của Việt Nam thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng thuê luật sư, xử lý khi gặp vấn đề vi phạm bản quyền. Trong khi đó, nội dung lại bị các chủ thể xấu ăn cắp phân phối trên các nền tảng số.

Công nghệ là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong bảo vệ bản quyền trên nền tảng số. Vì vậy, ông Chung cho rằng cần nâng cao hỗ trợ đăng ký bản quyền, kiểm duyệt nội dung tự động, hỗ trợ pháp lý bản quyền hay phát hiện, báo cáo vi phạm bản quyền. Hiện nay doanh nghiệp công nghệ đã có giải pháp đăng ký xác thực bản quyền để chống đánh cắp trên môi trường số. Qua đó, nội dung sẽ được mã hóa trước khi đưa lên môi trường số, rà quét tự động và sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện nội dung vi phạm bản quyền.

PV

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Mariah Carey đã được tuyên bố vô tội trong vụ kiện liên quan đến ca khúc lễ hội kinh điển năm 1994 All I Want For Christmas Is You, khép lại một vụ tranh chấp pháp lý gây xôn xao dư luận suốt thời gian qua.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã có quyết định xử phạt hành chính 140 triệu đồng đối với Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs do có hành vi sai phạm trong quảng cáo đối với sản phẩm viên rau củ Kera.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày nay, văn minh tiêu dùng đòi hỏi thương nhân phải có đủ thông tin chính xác về pháp lý cũng như chất lượng sản phẩm để cung cấp tới người tiêu dùng. Điều này góp phần xây dựng thương hiệu, phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo báo cáo kết quả kiểm nghiệm ban đầu của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, viên kẹo rau củ Kera có chứa Sorbitol là một chất tạo ngọt với hàm lượng 33,4 g/100g nhưng không có ghi trên nhãn sản phẩm theo qui định.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, kết quả kiểm nghiệm loại kẹo Kera chỉ tiêu đường, đạm, chất béo và năng lượng của sản phẩm cơ bản phù hợp với công bố.
.
Liên kết hữu ích
..