SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 09/12/2024
  • Click để copy

Nâng cao năng lực pháp lý giúp bảo vệ các tác phẩm và sáng tạo của nhà báo

14:05, 24/04/2024
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại hội nghị, các sinh viên đã trình bày báo cáo về nhiều vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Trong số những đề tài tham gia báo cáo tại hội nghị lần này, đề tài “Xây dựng mô hình đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực thực thi quyền tác giả cho đội ngũ phóng viên, nhà báo tại các trang báo điện tử tại Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người tham dự hội nghị.

Trong thời đại số, ngành báo chí và truyền thông đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, đặc biệt là về vấn đề sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng và khai thác thông tin, tác phẩm báo chí ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến nguy cơ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cao. Mặc dù tại Việt Nam đã có hệ thống các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, việc xâm phạm quyền tác giả trên không gian mạng vẫn diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi, đặc biệt là đối với các sản phẩm báo chí trên môi trường số. Do đó, việc nâng cao nhận thức và kiến thức về sở hữu trí tuệ cho nhà báo tại các trang báo điện tử ở Việt Nam là vô cùng quan trọng.

nha bao

 Phần báo cáo công trình nghiên cứu của các bạn sinh viên về đề tài “Xây dựng mô hình đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực thực thi quyền tác giả cho đội ngũ phóng viên, nhà báo tại các trang báo điện tử tại Việt Nam” (Ảnh: Hoàng Kim)

Phần báo cáo công trình nghiên cứu của các bạn sinh viên tập trung vào việc phân tích để làm rõ cơ sở lý luận về mô hình đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo. Không chỉ có vậy, công trình nghiên cứu này còn đánh giá hiện trạng việc đào tạo kiến thức sở hữu trí tuệ và thực thi quyền tác giả trong sáng tạo nội dung số; phân tích, nhận diện những rào cản việc đào tạo, thực thi quyền tác giả trong sáng tạo nội dung trên nền tảng số đối với đội ngũ phóng viên, nhà báo. Sau khi có được những số liệu từ phần phân tích và đánh giá, các bạn sinh viên có những đề xuất về mô hình đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực thực thi quyền tác giả cho đội ngũ phóng viên, nhà báo tại Việt Nam và đưa ra những giải pháp và những chính sách đi kèm có thể cải thiện được tình hình.

Theo khảo sát của nhóm sinh viên, hơn 50% đối tượng tham gia đã từng bị xâm phạm quyền tác giả, trong đó không ít người thường xuyên gặp phải vấn đề này. Điều đáng lo ngại hơn là 76,3% người tham gia khảo sát cho biết họ đã bị xâm phạm quyền tác giả trên các trang báo mạng điện tử. Đây là môi trường tưởng chừng như được kiểm soát chặt chẽ về mặt bản quyền, nhưng thực tế lại đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho các nhà sáng tạo nội dung.

Thực trạng này cho thấy nhận thức về luật bản quyền còn nhiều hạn chế: nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tác giả, dẫn đến những hành vi xâm phạm một cách vô ý thức hoặc cố ý; hay luật pháp về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam tuy đã được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Nền tảng số cũng đã tạo điều kiện cho việc xâm phạm quyền tác giả dễ dàng, do việc chia sẻ, sao chép nội dung trên mạng diễn ra nhanh chóng và khó kiểm soát, khiến cho các nhà báo gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Hầu hết những người tham gia khảo sát đánh giá các biện pháp chống xâm phạm bản quyền ở mức bình thường, thậm chí là không hiệu quả. Điều này cho thấy sự thiếu hụt trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ bản quyền đồng bộ và hiệu quả, khiến cho các nhà sáng tạo phải tự xoay sở để bảo vệ "đứa con tinh thần" của mình. Mặc dù 39% người tham gia khảo sát đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật/công nghệ để tự bảo vệ tác phẩm, tuy nhiên hiệu quả của những biện pháp này cũng chỉ ở mức trung bình. Việc sử dụng các biện pháp như đóng dấu bản quyền, thêm logo, watermark,... chỉ có thể hạn chế một phần hành vi xâm phạm mà không thể ngăn chặn hoàn toàn.

Khảo sát của nhóm sinh viên không chỉ vén màn thực trạng xâm phạm bản quyền nhức nhối mà còn phơi bày một lỗ hổng lớn trong hệ thống đào tạo: sự thiếu hụt các chương trình/khóa học trang bị kiến thức sở hữu trí tuệ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo.

nha bao1

Mô hình đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực thực thi quyền tác giả cho đội ngũ phóng viên, nhà báo tại Việt Nam được các bạn sinh viên đưa ra 

Nhóm sinh viên thực hiện nghiên cứu đã đưa ra giải pháp với mô hình đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực thực thi quyền tác giả cho đội ngũ phóng viên, nhà báo tại Việt Nam. Về nguyên lý hoạt động, cơ quan quản lý sẽ là Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Báo chí), với các công cụ quản lý bao gồm quy chế hoạt động; quy chế đào tạo, hực hành, xây dựng và kiểm soát chất lượng chuẩn đầu ra; cơ chế ràng buộc giữa các thành viên và phần tử trong hệ thống; cơ chế hỗ trợ các phần tử trong hệ thống và cuối cùng là cơ chế hỗ trợ các học viên trong quá trình học.

Về phần nội dung đào tạo, nhóm sinh viên dự kiến khóa đào tạo sẽ được tổ chức với những mục tiêu hàng đầu như: nâng cao nhận thức về những khái niệm cơ bản liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng như tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ (lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan); giải thích những yếu tố cấu thành sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

Báo cáo công trình nghiên cứu "Xây dựng mô hình đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực thực thi quyền tác giả cho đội ngũ phóng viên, nhà báo tại các trang báo điện tử tại Việt Nam" đã nêu bật những bất cập trong việc đào tạo kiến thức SHTT cho nhà báo tại Việt Nam. Việc khắc phục những bất cập này là vô cùng cần thiết để nâng cao năng lực thực thi quyền tác giả cho nhà báo, góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của báo chí Việt Nam trong môi trường số.

Hoàng Kim

Tin khác

Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Lực lượng chức năng Hòa Bình vừa phát hiện, xử lý kịp thời xe tải chở 750kg nội tạng động vật bốc mùi hôi thối đang trên đường đưa đến các nhà hàng.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới đây đã phát đi thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc đối với sản phẩm Sữa rửa mặt nghệ Nano Neocleanser do Công ty TNHH La Beauté chịu trách nhiệm đưa ra thị trường. Nguyên nhân do mẫu thử không đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
Bột ngọt "trộn" không được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam và làm từ nguyên liệu tự nhiên trong nước, mà được phối trộn từ nhiều loại bột ngọt khác nhau. Vì vậy, vào cao điểm mua sắm cuối năm, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn sản phẩm mình mong muốn.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Nhà sản xuất điện tử tiêu dùng Anker vừa thông báo thu hồi một loạt loa không dây Bluetooth Soundcore và PowerConf do sự cố cháy nổ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa thành công bắt giữ bắt trên 3 tấn hàng hóa nghi làm giả bột giặt, nước xả vải, kem đánh răng, dầu gội của các hãng nổi tiếng...
. ..