SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 18/03/2024
  • Click để copy

Xâm phạm quyền đối với sáng chế và những điều cần biết

15:58, 07/07/2020
(SHTT) - Các chủ sở hữu sáng chế cần hiểu rõ về hành vi xâm phạm quyền và yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Tại buổi tập huấn về sở hữu trí tuệ cho cán bộ, nhân viên Vingroup mới đây, ông Nguyễn Vũ Quân, Hội Viên Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có bài chia sẻ về thực thi quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có nội dung xâm phạm quyền đối với sáng chế. 

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế:

Sử dụng sáng chế trong thời hạn bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu. 

Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi: (Luật SHTT, Điều 124) Sản xuất sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ; Áp dụng quy trình thuộc phạm vi bảo hộ; Khai thác công dụng của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình thuộc phạm vi bảo hộ; Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c; Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c.

Để làm căn cứ kết luận có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế hay không, cần xác định xem có yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế hay không.

xam pham quyen doi voi sang che

 

Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế (NĐ 105, Điều 8.1)

Những yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế, có thể là: Sản phẩm/bộ phận sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ; Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ; Sản phẩm/bộ phận sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ.

Nguyên tắc đánh giá sự trùng/tương đương giữa hai đối tượng (sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình) (Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, Điều 11)

Nếu đối tượng chứa tất cả các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản nêu trong một điểm YCBH dưới dạng trùng hoặc tương đương thì được coi là trùng hoặc tương đương với đối tượng được bảo hộ theo điểm YCBH đó (bất kể đối tượng đó có chứa thêm dấu hiệu nào khác nữa không).

Nếu đối tượng không chứa ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật cơ bản nêu trong một điểm YCBH thì được coi là không trùng/không tương đương với đối tượng được bảo hộ theo điểm YCBH đó (bất kể đối tượng đó có chứa thêm dấu hiệu nào khác nữa không).

Thanh Tú

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố số liệu thống kê đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) năm 2023. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế nhiều nhất thế giới.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Apple thông báo sẽ vô hiệu hóa tính năng giám sát lượng oxy trong máu trên hai mẫu Apple Watch phổ biến nhất, nhằm tuân thủ quyết định của tòa án yêu cầu phục hồi lệnh cấm bán hàng sau một tranh chấp về bằng sáng chế.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ đã đăng tải bằng sáng chế của Apple về một loại màn hình gập không nếp gấp. Nếu có thể hiện thực hóa, nhà 'Táo' có thể tạo nên định nghĩa mới cho sản phẩm điện thoại gập.