SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh Gia Lai

16:15, 06/07/2020
(SHTT) - Tại hội thảo "Sở hữu trí tuệ - Công cụ đắc lực thúc đẩy đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp", KS. Nguyễn Tấn Thắng - Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai đã có bài phát biểu về việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh Gia Lai với nhiều thông tin hữu ích.

Ngày nay, với nền kinh tế thị trường mở đòi hỏi các sản phẩm đưa ra thị trường phải đảm bảo chất lượng, giá cả ổn định, có nguồn gốc xuất xứ, có nhãn mác, tiêu chuẩn, quy chuẩn và tính cạnh tranh. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương phải xác định được “tên tuổi và chỗ đứng” trên thị trường trong và ngoài nước

Gia Lai là một tỉnh có hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế, sản phẩm nông sản khá đa dạng, phong phú với nhiều sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, đặc trưng, đặc sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và góp phần phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua của tỉnh Gia Lai. Trong đó, phải kể đến các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, bơ, sầu riêng, khoai lang, mía đường, chanh dây; lúa gạo đặc sản; cây dược liệu; các loại rau, hoa; các đặc sản ẩm thực, danh lam thắng cảnh,….đã có thương hiệu trên thị trường và được nhiều khách hàng tin dùng.

hoi thao 1

 Xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh Gia Lai

Các sản phẩm đặc trưng (SPĐT) của Gia Lai có nhiều loại có giá trị kinh tế cao, là đặc sản, có danh tiếng trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại của các địa phương có điều kiện tương đồng. Tuy nhiên, nhưng chỉ là danh tiếng truyền miệng, chưa được quảng bá rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát huy giá trị, danh tiếng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Một vấn đề khác là hầu hết các doanh nghiệp, hộ sản xuất, tổ chức hợp tác xã/hội sản xuất kinh doanh sản phẩm chỉ tập trung vào phát triển sản xuất và chưa xem trọng về giá trị tài sản sở hữu trí tuệ (cụ thể là quyền SHCN); chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ như là một lợi thế tích cực trong việc mở rộng đầu tư và cạnh tranh thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất chủ yếu tập trung vào xây dựng các nhãn hiệu cá nhân và theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Do đó, không thống nhất và tạo được sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh việc xác lập, quảng bá và phát triển các nhãn hiệu đã được xác lập trở thành các thương hiệu mạnh.

Nhưng vấn đề đặt ra, để phát triển các sản phẩm một cách bền vững, các sản phẩm ngoài việc cần phải được đầu tư mở rộng sản xuất, tạo đầu ra ổn định, tuân thủ quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm để có sản phẩm chất lượng cao và hướng đến các thị trường lớn trong và ngoài nước, thì việc xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các SPĐT là một yêu cầu mang tính quyết định đến sự phát triển lâu dài của một sản phẩm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

 Vì vậy, việc tạo lập thương hiệu cho các sản phẩm là rất cần thiết, là cơ sở mang lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh; song song với đó là việc thiết lập cơ chế quản lý, các điều kiện sử dụng các nhãn hiệu, cơ chế khai thác nhãn hiệu cần được đầu tư. Đó là những yếu tố cơ bản, giúp cho đơn vị quản lý và các đối tượng liên quan thuận lợi trong quản lý, sản xuất kinh doanh, giúp cho các SPĐT đạt chất lượng tốt, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm và có “thương hiệu chính thức”, góp phần khẳng định được vị thế trên thị trường.

 Trong những năm gần đây công tác quản lý về SHTT được chú trọng, nhiều hoạt động truyền thông về vai trò của quyền SHTT được phổ biến trên nhiều phương tiện, hoạt động tập huấn, hội nghị, hội thảo về lĩnh vực SHTT được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế chính sách về hỗ trợ xác lập quyền SHTT và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Với những nỗ lực trong hoạt động quản lý SHTT trong thời gian qua, đã góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký tạo lập quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu nói chung và NHTT, NHCN và CDĐL cho các SPĐT nói riêng. Số lượng văn bằng nhãn hiệu được cấp cho các tổ chức tập thể và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, là tiền đề nâng cao uy tín các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện nay trên toàn tỉnh có 10 sản phẩm đang được xây dựng nhãn hiệu đăng ký dưới hình thức NHTT, NHCN và CDĐL. Ngoài ra, nhằm góp phần nâng cao kiến thức, năng lực xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ quyền SHCN cũng như nâng cao nhận thức cán bộ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về SHCN, vai trò và giá trị của thương hiệu trong việc phát triển sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh; theo đó đến nay đã và đang thực hiện tạo lập quyền dưới hình thức NHTT, NHCN, CDĐL cho 07 sản phẩm như NHCN Phở khô Gia Lai, Khoai lang Lệ Cần-Đak Đoa, Rau An Sơn-Đak Pơ, Chôm Chôm Ia Grai; chỉ dẫn địa lý Gạo Ba Chăm – Mang Yang, Cà phê Gia Lai, Chanh dây Gia Lai và thực hiện quản lý phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho 3 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương như Gạo Phú Thiện, Rau An Khê, Hồ tiêu Chư Sê.  

Việc sử dụng nhãn hiệu đã được tạo lập quyền SHCN dưới hình thức NHTT, NHCN và CDĐL mang tên các địa danh trên các sản phẩm có ý nghĩa lớn, thương hiệu này là thương hiệu có tính bền vững cao, được pháp luật thừa nhận và có lợi cho đại bộ phận người tiêu dùng và người sản xuất. Một số sản phẩm sau khi đăng ký xác lập quyền, bước đầu đã tạo được những ưu thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân như giá cả tăng cao, thị trường được mở rộng  và bước đầu đã tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng như rau Rau An Khê, Gạo Phú Thiện, Hồ tiêu Chư Sê…đây là cơ sở để tiếp tục phát triển các SPĐT, sản phẩm OCOP của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hoá. Đồng thời, là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển cho các sản phẩm nông, lâm đặc sản, thúc đẩy cuộc chiến chống gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, giúp thúc đẩy tiềm năng phát triển của các nguồn lực địa phương, nâng cao đời sống cộng đồng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

KS. Nguyễn Tấn Thắng - Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai

Tin khác

Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Anh trai của ông trùm ma túy Colombia cố gắng đăng ký tên nhãn hiệu tại Văn phòng Bản quyền và Sở hữu Trí tuệ của Liên minh châu Âu nhưng bị bác bỏ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.