SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 09/10/2024
  • Click để copy

TP.HCM: Người dân nườm nượp mua sắm đặc sản vùng miền

18:28, 28/10/2023
Nhiều người dân TP.HCM thích thú tham quan và mua sắm các sản phẩm mới lạ, độc đáo đến từ nhiều vùng miền của cả nước.

Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng miền năm 2023 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức từ ngày 27/10 đến 29/10 tại công viên Lê Thị Riêng (Quận 10, TP.HCM).

Chương trình có sự tham gia của 439 doanh nghiệp, hợp tác xã với gần 1.200 sản phẩm. Trong đó, 756 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao, riêng sản phẩm OCOP 5 sao có 5 tỉnh tham gia gồm Bến Tre, Kiên Giang, Bình Phước, Bình Định và Khánh Hòa.

can tho

 Hội chợ thu hút khách tới tìm mua các sản phẩm vùng miền.

Theo ghi nhận của phóng viên, chiều 28/10, người dân chen chúc nhau để chọn mua được các sản phẩm chất lượng, lạ mắt tại hội chợ. Nhiều chủ gian hàng cho biết sức mua mạnh phải nhập thêm sản phẩm để kịp đưa đến tay người tiêu dùng.

Tại khu trưng bày của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm như nước cốt bưởi năm roi, vỏ bưởi mật ong sấy dâu tằm hút khách tới thử và tìm mua.

hinh anh tuan le ocop 1

Mỗi gian hàng của mỗi tỉnh thành đều quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền mang nét riêng, ít có sự trùng lặp so với trước đây. 

Có mặt tại hội chợ, chị Thảo (ngụ Quận 7) - cho biết hội chợ được bày trí và sắp xếp gọn gàng. So với các hội chợ khác, các gian hàng không bị trùng lặp nhiều, mỗi tỉnh đều có những sản phẩm đặc trưng riêng.

“TP.HCM hay ở chỗ đã mời được rất nhiều địa phương đem tới được nhiều sản phẩm đặc trưng để giới thiệu cho người dân. Ví dụ như vỏ bưởi mật ong là một sản phẩm OCOP, sản phẩm khá lạ, tận dụng được phụ phẩm bỏ đi. Mình mua trước hết vì sản phẩm ngon, sau đó là ủng hộ”, chị Thảo cho biết.

hinh anh tuan le ocop 2

Người dân TP.HCM hào hứng khoe các sản phẩm mua được. 

Đến hội chợ, cô Hà Thị Hoa và Nguyễn Thị Huệ (quận Tân Bình) mua rất nhiều sản phẩm như: Vỏ bưởi dâu tằm, bánh phồng tôm, bánh canh xắt, hạt cây Kơ nia, bánh tráng trộn rong biển. “Chúng tôi cảm thấy thích thú vì hội chợ có những sản phẩm mới lạ. Bên cạnh đó, đa số các sản phẩm đạt chuẩn OCOP nên yên tâm vì chất lượng”, cô Hà Thị Hoa chia sẻ.

Tại khu trưng bày của tỉnh Bạc Liêu, bà Nguyễn Ánh Nguyệt – chủ lò tôm khô Phương Nguyệt - cho biết sức mua mạnh, hàng phải nhập lên liên tục, gần như các gian hàng tham gia tại hội chợ đều nhập thêm hàng. Các mặt hàng bán chạy như tôm khô, mực khô được khách mua nhiều.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng tung chương trình khuyến mãi để quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tại khu trưng bày tỉnh Vũng Tàu, chị Thúy Quỳnh - đại diện Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Trí Hải - cho biết các sản phẩm như mắm ruốc có gia vị, mắm ruốc vị Huế được khách hàng chọn mua nhiều.

tri hai

Nhiều thương hiệu tung khuyến mãi để thu hút khách. 

Nhập thêm hàng từ ngày đầu mở bán, anh Huỳnh Văn Dũng – đại diện Công ty TNHH Trí Tín chuyên kinh doanh các sản phẩm chế biến sâu từ rong nho như rong nho khô tách nước, rong biển cháy tỏi, snack rong biển - cho biết đang phải chuyển thêm hàng từ Nha Trang vào.

Theo ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, thông qua chương trình, TP.HCM kì vọng sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng miền sẽ được giới thiệu, quảng bá và thúc đẩy kết nối cung cầu. Đồng thời, chương trình sẽ tiếp cận trực tiếp nhà phân phối, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó, TP.HCM mong muốn các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trao đổi học tập nâng cao sản phẩm từ 3 sao lên 4 - 5 sao và hướng đến xuất khẩu sản phẩm ra các nước.

Ông Châu cho rằng để thực hiện các mục tiêu trên, các đơn vị cần phải tạo thương hiệu, mẫu mã sản phẩm, kết nối tiêu thụ và nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Do đó, TP.HCM đã giao các đơn vị tổ chức hội nghị kết nối cung cầu đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP. Trong đó, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải cùng xây dựng giải pháp đồng hành, hỗ trợ các chủ thể OCOP; thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP theo hướng hoàn thiện quy trình, kết nối cung cầu, phát triển thị trường và chuỗi cung ứng bền vững.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được bắt nguồn từ Nhật Bản, đến nay có hơn 40 quốc gia trên thế giới thực hiện chương trình này.

Việc triển khai OCOP có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới tại khắp các tỉnh, thành thuộc các vùng trong cả nước.

Trong những năm vừa qua, TP.HCM luôn củng cố, tăng cường mối quan hệ truyền thống, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, công thương, khoa học công nghệ... với các tỉnh, thành trên cả nước nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương UBND TP.HCM và UBND 38 tỉnh, thành thuộc 5 vùng: Phía Bắc và Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.

Bình Tú

Tin khác

Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực, thời gian qua, Quảng Ninh đã tập trung thực hiện cấp mã số vùng trồng, từ đó kiểm soát một cách hiệu quả từ quy trình sản xuất đến truy xuất nguồn gốc trên thị trường.
Kinh tế 19 giờ trước
(SHTT) - Theo ghi nhận mới nhất, đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt giảm mạnh.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Nhằm tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử, đầu tháng 10/2024, Cục QLTT thành phố Hải Phòng đã kiểm tra 05 cơ sở kinh doanh hàng hóa trên môi trường TMĐT.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Bên cạnh phương thức tiêu thụ truyền thống, các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian gần đây đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, giúp tiêu thụ nông sản ngày một thuận lợi hơn.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung tay, góp sức của Nhân dân, huyện Như Thanh đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp để sớm hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu về đích huyện NTM trong năm 2025.