SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 18/03/2024
  • Click để copy

Thế nào là những hành vi xâm phạm sáng chế?

13:46, 04/06/2020
(SHTT) - Việc xâm phạm sáng chế đang diễn ra ngày càng nhiều, làm thiệt hại lớn cho chủ sở hữu vì vậy đòi hỏi luật sở hữu trí tuệ cần chặt chẽ hơn. Vậy thế nào là những hành vi xâm phạm sáng chế?

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) được xem là cơ hội vàng để các nước đang phát triển tận dụng thành tựu khoa học công nghệ phục vụ phát triển đất nước. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho hệ thống Sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam là phải được xây dựng và vận hành thật sự hiệu quả, kiến tạo cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chia sẻ về điều này, ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết: “Để làm được như vậy cần hoàn thiện và đổi mới cơ chế bảo hộ SHTT cho các đối tượng SHTT mới được tạo ra từ CMCN 4.0, ví dụ như bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,…".

Trong khi đó, chuyên gia sở hữu trí tuệ Nguyễn Minh An, Công ty Luật Pacific cho rằng, việc đăng ký bằng sáng chế trong thế giới IoT rất có giá trị. Tuy nhiên, việc bảo hộ tài sản trí tuệ cũng khó khăn hơn và dễ dẫn tới nhiều vụ kiện xâm hại bằng sáng chế. Bởi thiết bị IoT của các nhà sản xuất khác nhau buộc phải có khả năng tương thích với nhau. Mà mỗi một hệ thống IoT, dù nhỏ cũng có thể phải tích hợp hàng nghìn sáng chế. Điều này dẫn tới việc rất nhiều bằng sáng chế bị chồng chéo nhau.

hanh vi xam pham sang che

 

Vậy thế nào là những hành vi xâm phạm sáng chế?

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế tại Điều 126, theo đó, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế gồm:

Sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

Quyền tạm thời quy định:

Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp đã được thông báo như trên mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm sáng chế

Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:

Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.

Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố số liệu thống kê đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) năm 2023. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế nhiều nhất thế giới.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Apple thông báo sẽ vô hiệu hóa tính năng giám sát lượng oxy trong máu trên hai mẫu Apple Watch phổ biến nhất, nhằm tuân thủ quyết định của tòa án yêu cầu phục hồi lệnh cấm bán hàng sau một tranh chấp về bằng sáng chế.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.