SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 14/05/2024
  • Click để copy

Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả với các tác phẩm tạo ra bởi AI

08:05, 29/04/2024
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 

Sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng 4.0

Sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo làm thay đổi diện mạo toàn cầu. AI và máy móc có khả năng tạo ra các sản phẩm có chất lượng tương đương con người. Trên thế giới, các quốc gia đã tập trung xây dựng chiến lược về AI, cho ra đời AI tinh vi đồng thời chú ý tới việc hoàn thiện khung pháp lý trước những tác động từ AI. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 và định hướng chiến lược về xây dựng hệ thống Pháp luật liên quan đến AI.

Theo Pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam quy định: Quyền tác giả là quyền SHTT của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản; Bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước công nhận quyền của tác giả đối với tác phẩm, quy định và bảo vệ cho tác giả các quyền pháp lý cụ thể đối với tác phẩm nhằm làm cho tác giả thực sự hưởng được các lợi ích vật chất và tinh thần có được từ quyền tác giả.

Điều kiện để bảo hộ quyền tác giả đó là: Tác phẩm được bảo hộ phải thuộc danh mục đổi tượng được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm để được bảo hộ phải đảm bảo tính nguyên gốc - phải được sáng tạo bởi tác giả qua quá trình lao động trí tuệ sáng tạo, tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Hiện nay, pháp luật SHTT Việt Nam mới chỉ công nhận tác giả là “người” trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hay nói cách khác, tác phẩm để được bảo hộ phải do người trực tiếp sáng tạo ra.

quyen tac gia

Sinh viên Viện Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội trình bày báo cáo 

AI là sự mô phỏng trí tuệ của con người trong các máy móc; nó không giống trí tuệ “tự nhiên” của con người và động vật, bao gồm sự nhận thức và động lực. Việt Nam chưa có giải thích pháp lý chính thức nào đối với thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo”. Vậy nên hay không nên bảo hộ tác phẩm do AI tạo ra và giải quyết như thế nào tình trạng AI xâm phạm quyền tác giả?

Theo Công ước Berne; Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC); Hiệp ước WIPO về quyền tác giả: Đều không có khái niệm quy định cụ thể về tác giả nhưng thông qua quy định về tư cách chủ thể thì có thể hiểu tác giả của một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải là con người.

Hiện nay, các nước trên thế giới không thừa nhận bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi Trí tuệ nhân tạo và chỉ thừa nhận quyền tác giả thuộc về người đã tạo ra Trí tuệ nhân tạo (chương trình máy tính). Các quốc gia không công nhận bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi AI tiêu biểu như: Hoa Kỳ,Canada, Úc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong Điều 5(1) LSHTT Canada có nêu: Điều kiện để tác phẩm được bảo hộ là nó được tạo ra bởi tác giả là con người. Canada đã bắt đầu có những đề xuất về việc xem xét bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi AI nhưng theo pháp luật SHTT hiện hành của nước này, tác phẩm được tạo ra bởi AI không đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả.

Theo Pháp luật Úc, không công nhận AI là tác giả của quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra. Mục 32 của Đạo luật Bản quyền 1968 (Cth) quy định:“Quyền tác giả tồn tại trong một tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật gốc mà tác phẩm chưa được xuất bản và tác giả là công dân hoặc cư dân sinh sống tại Úc”.

Tại Nhật Bản, không công nhận AI là một chủ thể của pháp luật. Tác phẩm mà AI tạo ra không được bảo hộ bởi pháp luật Nhật Bản chỉ bảo hộ tác phẩm của công dân Nhật Bản.

Từ những điều luật trên thế giới có thể thấy rằng, tác giả tạo ra sản phẩm phải là con người, AI không thể tác giả của tác phẩm được bảo hộ, có quốc gia hoàn toàn không bảo hộ quyền tác giả đối với TP tạo ra bởi AI, có quốc gia bắt đầu xem xét bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi AI.

Quốc gia duy nhất hiện nay thừa nhận việc trao quyền tác giả cho lập trình viên đó là Pháp luật nước Anh. Điều 9(3) CDPA Vương quốc Anh quy định: “Trong trường hợp một tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật do máy tính tạo ra, tác giả sẽ được coi là người thực hiện các sắp xếp cần thiết đối với việc tạo ra tác phẩm.” Điều 178 CDPA: Tác phẩm do máy tính tạo ra là tác phẩm được tạo ra bằng máy tính nếu không có tác giả là con người của tác phẩm.

Cách tiếp cận quyền tác giả này của Vương quốc Anh là một cách tiếp cận khá rộng mở khi đã tạo ra một ngoại lệ để công nhận quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi một loại "tác giả" không phải là con người.

quyen tac gia1

Chủ trì – TS. Trương Hồng Hải trao Giải Nhất cho sinh viên Viện Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội với đề tài ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ 

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có bất cứ một văn bản pháp luật nào quy định riêng về chính sách hay phương thức giải quyết vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo bởi AI. Nhiều thách thức pháp lý đặt ra với việc hoàn thiện Pháp luật Sở hữu trí tuệ như: độ trễ của pháp luật, tư cách pháp lý và thực thể mang AI, AI và việc bảo hộ quyền tác giả, nguy cơ xâm phạm cở hữu trí tuệ của bên thứ 3.

Tổng kết báo cáo, một số kiến nghị được đưa ra để hoàn thiện pháp luật SHTT Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo bởi Trí tuệ nhân tạo đó là: Xây dựng những ngoại lệ riêng nhằm công nhận sự bảo hộ đối với các tác phẩm được tạo ra từ Al, Cần quy định rõ ràng về các đối tượng sẽ được hưởng quyền đối với tác phẩm được tạo bởi AI, Thiết lập bộ tiêu chuẩn đánh giá và phân loại AI, từ đó đưa ra các quy định cụ thể áp dụng cho từng nhóm đối tượng cho bối cảnh AI phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.       

Xác lập tư cách pháp lý cho Trí tuệ nhân tạo bằng cách thiết lập tư cách pháp lý - xác định AI là “cá nhân điện tử”. Xác định tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với những tác phẩm được tạo bởi Trí tuệ nhân tạo; AI là tác giả của các tác phẩm do chính AI sáng tạo Thừa nhận người vận hành, sáng tạo hoặc người sử dụng là tác giả của các sản phẩm được tạo ra từ AI.

Viết Sơn

Tin khác

Tài sản trí tuệ 36 phút trước
(SHTT) - Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh An Giang vừa tiến hành kiểm tra phương tiện ô tô tải phát hiện và tạm giữ lượng lớn hàng hóa trên có dấu hiệu nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng trị giá hàng hóa tạm giữ là 1,457 tỷ đồng.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang vừa chuyển hồ sơ liên quan đến số lượng lớn gói cà phê mang thương hiệu Phạm Phong Phú có dấu hiệu làm giả đến cơ quan điều tra.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường, mới đây, hộ kinh doanh Bùi Đình Trung tại Phú Thọ đã bị xử phạt 45 triệu đồng do có hành vi trưng bày để bán hơn 100 đôi dép có dấu hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “HERMÈS”.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh An Giang vừa hoàn tất thủ tục, chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện An Phú để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Meta Platforms đã quyết định đi đến hồi kết cho vụ kiện nhãn hiệu do công ty đầu tư Metacapital Management đệ trình liên quan tới tranh chấp tên gọi thương hiệu.