SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Quy định lỏng lẻo khiến tài sản trí tuệ của Canada đứng trước nguy cơ bị nước ngoài thu mua

15:58, 18/06/2020
(SHTT) - Chuyên gia công nghệ cảnh báo, những quy định không rõ ràng xung quanh vấn đề sở hữu trí tuệ ở Canada đang tạo điều kiện cho các đối tượng xấu tiếp cận được các tài sản an ninh quốc gia nhạy cảm.

Jim Balsillie, cựu lãnh đạo của hãng Blackberry và là chủ tịch của Hội đồng Sáng tạo Canada, đã nói với ủy ban Hạ viện rằng các quy tắc đầu tư nước ngoài hiện tại không giải thích đúng đắn về những công nghệ mới và quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy chúng cần được suy xét lại “sâu sắc” trong thời điểm nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng phát triển.

Balsillie cho biết trong nhiều năm Ottawa đã xem xét kỹ lưỡng các vụ thâu tóm nước ngoài dựa trên giá trị của những thỏa thuận, hoặc theo các phác thảo về lợi ích chiến lược mơ hồ, trong khi cho phép các chính phủ ngoài nước tiếp cận các nghiên cứu chủ chốt về các sở hữu trí tuệ- một động thái mà ông cho là “thêm khóa cửa trước, nhưng lại mở cửa  ngách”.

canada

Jim Balsillie, chủ tịch của Hội đồng Sáng tạo Canada 

Ủy ban công nghiệp của Hạ viện đang nghiên cứu những khả năng thay đổi đối với Đạo luật Đầu tư vào Canada trong bối cảnh những lo ngại gia tăng đến từ các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại nước này. Một số chuyên gia đã cảnh báo ủy ban về các mối đe dọa đặc biệt do các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc gây ra, điều mà có thể được sử dụng để thúc đẩy tham vọng địa chính trị của nước này.

Christopher Balding, phó giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam, lấy ví dụ với ủy ban rằng Trung Quốc thường nhắm mục tiêu vào các nhà nghiên cứu Canada hoặc hợp tác với các công ty đầu tư mạo hiểm để có quyền truy cập vào các nghiên cứu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

“Ngoài việc tiếp quản đầu tư trực tiếp, Trung Quốc có rất nhiều kênh khác để qua đó tìm cách đạt được mức độ thu hút”, ông Balding cho biết.

Các chuyên gia cho rằng cách tiếp cận đó phơi bày sự tập trung độc quyền thái quá lên giá trị của một nhà thu mua nước ngoài được đề xuất, thay vì những mối quan tâm chung chung hơn như là liệu một công nghệ nhất định có thể dễ dàng bị đánh cắp hoặc nhân bản ở nơi khác hay không.

Balsillie đề nghị Canada có thể lập một danh sách các công nghệ quan trọng cần được lưu tâm trong trường hợp tiếp quản có yếu tố nước ngoài, tương tự như những nỗ lực đang diễn ra ở Mỹ và các nơi khác. Năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo và các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính-công nghệ (fintech) và những ngành khác, có thể được coi là nhạy cảm theo các quy tắc mới cho việc mua lại từ bên ngoài.

“Các ngưỡng thấp hơn hoặc một lệnh cấm có thể ngăn cản dòng vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể bơm vào. Điều đó có thể cản trở việc mở cửa kinh tế của Canada và ảnh hưởng đến người dân”, Mitch ông Omar Wakil, đối tác tại Torys LLP, nói với ủy ban.

Ông nói rằng các động thái để thực thi một lệnh cấm và gắn nhãn cho một số quốc gia nhất định vì sự độc đoán “có thể làm trầm trọng thêm các căng thẳng ngoại giao hiện có, hoặc tạo ra các mối đe dọa mới”.

Theo một số người sự thiếu hụt cân nhắc về sở hữu trí tuệ chỉ ra một vấn đề nằm sâu hơn bên trong không gian công nghệ tại Canada, vì nước này trong nhiều năm đã đấu tranh để duy trì bằng sáng chế của riêng mình và mở rộng quy mô của các công ty trong nước.

Một khảo sát của Viện nghiên cứu về chính sách công (IRPP) cho thấy tỷ lệ các bằng sáng chế do Canada phát minh sau đó được bán cho nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi từ 18% đến 45% trong 20 năm qua.

Đồng thời, trong nhiều năm Ottawa cũng phải tìm cách để đạt được sự cân bằng giữa thu hút đầu tư nước ngoài và chống lại sự thâu tóm có động cơ chính trị của các quốc gia khác, những nước có thể nhắm mục tiêu vào các  tài sản chiến lược.

Những lo ngại đó đã chạm ngưỡng mới vào năm 2013 khi Ottawa đe dọa sẽ từ chối - nhưng cuối cùng lại chấp thuận cho Trung Quốc thu mua 15 tỷ đô la của nhà sản xuất dầu mỏ khổng lồ Nexen. Gần đây hơn, năm 2018, chính phủ đảng Tự do (Liberal) đã từ chối yêu cầu tiếp quản công ty xây dựng Aecon của Canada từ một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc với lý do lo ngại về rủi ro an ninh quốc gia.

Vào tháng Tư, Bộ trưởng Công nghiệp Navdeep Bains đã đưa ra các thay đổi chính sách cho phép Ottawa xem xét kỹ lưỡng hơn “các khoản đầu tư với bất kỳ giá trị nào, kiểm soát hoặc không kiểm soát” bởi các công ty nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến sức khỏe cộng đồng hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ quan trọng. Ông cũng loại bỏ các ngưỡng để xem xét đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào bởi các thực thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc có kết nối với nhà nước.

Các nhà lập pháp Mỹ trong những tháng gần đây đã thực hiện các động thái để làm sâu sắc thêm những đánh giá đầu tư từ nước ngoài khi mối quan hệ với Trung Quốc tiếp tục trở nên tồi tệ.

Vào tháng 9 năm 2019, Bộ Tài chính Mỹ đã đề xuất thay đổi luật đầu tư nước ngoài quốc gia nhằm tăng cường đánh giá các vụ mua lại liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng và dữ liệu cá nhân.

Một ủy ban của quốc hội trong những tuần gần đây đã nghiên cứu một danh sách gồm tám loại công nghệ mà Mỹ có thể dễ bị tổn thương, bao gồm tất cả mọi thứ từ công nghệ xử lý nước thải đến năng lượng tái tạo và công nghệ sinh học. Tất cả sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn trong các đánh giá đầu tư nước ngoài.

“Mọi người đều muốn ngành của họ trở thành chiến lược, nên rất khó để phân biệt những gì tạo nên một ngành công nghiệp như vậy”, giáo sư Patrick Patrick Leblond, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Ottawa, nói với ủy ban.

Tuấn Anh

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.