SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Phát triển thành công miếng dán cho phép cá nhân tự tiêm vaccine

15:16, 05/03/2021
(SHTT) - Một nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã công bố nghiên cứu phát triển một miếng dán đặc biệt cho phép người dùng tự tiêm vaccine mà không cần tới sự giúp đỡ của nhân viên y tế.

Theo Japan Times, Giáo sư Matsuhiko Nishzawa tại Đại học Tokohu và các đồng nghiệp đã phát triển thành công một miếng dán lăn kim vi điểm chạy bằng pin sinh học, cho phép vaccine thẩm thấu vào cơ thể người nhanh hơn các sản phẩm hiện có.

miengdan0403

Miếng dán lăn kim công nghệ mới giúp thuốc thẩm thấu vào da người nhanh hơn. Ảnh: Japan Times 

Các miếng dán lăn kim hiện nay thường chứa một liều thuốc giới hạn và được đưa vào cơ thể người qua việc thẩm thấu trên da nhằm giúp điều trị chứng đau nửa đầu và giảm đau.

Đội ngũ của Giáo sư Nishizawa đã nghiên cứu ứng dụng dùng nguồn năng lượng có điện thế thấp để thúc đẩy quá trình đưa thuốc vào cơ thể qua các mũi kim trên miếng dán nhanh hơn và với liều lượng nhiều hơn.

Dòng điện này sẽ được sinh ra từ một tế bào nhiên liệu sinh học – một công nghệ do chính nhóm nghiên cứu phát triển, có thể tạo ra điện bằng cách tổng hợp enzym.

Công nghệ trên có thể mất vài năm mới được chính phủ chấp nhận dùng trong tiêm vaccine, song Giáo sư Nishizawa hy vọng phương pháp này sẽ sớm được sử dụng, cho phép bệnh nhân tự điều trị tại nhà với một số loại thuốc nhất định.

“Trong tương lai, chúng tôi muốn mọi người có thể tự tiêm vaccine COVID-19 và các loại vaccine khác. Tôi đang cố gắng hết sức để công nghệ này có thể được ứng dụng trong tiêm vaccine COVID-19”, Giáo sư Nishizawa chia sẻ.

Tương tự sáng chế trên, nhà khoa học Việt - TS Nguyễn Đức Thành cùng nhóm nghiên cứu được Bill Gate và tổ chức từ thiện của ông (Gate Foundation) tài trợ phát triển loại vaccine một lần tiêm thay vì nhiều mũi tiêm thông thường.

microneedles-7053-1611565305

 

Miếng dán vaccine được nhóm phát triển dựa trên phương pháp sản xuất SEAL (StampEd Asembly of Polymer Layer) và công nghệ sản xuất chip máy tính. Phương pháp này giúp tạo ra những vi hạt nhỏ được điều chỉnh sẵn, có tác dụng nhả vaccine vào những thời điểm khác nhau và mô phỏng quá trình đưa thuốc vào cơ thể.

TS Thành cho biết, một miếng dán đủ để tạo hiệu ứng miễn dịch tương tự như những mũi tiêm nhắc lại trong một thời gian dài. Với kích thước bằng đầu ngón tay cái, miếng dán được đặt trực tiếp lên da, vaccine vào cơ thể người qua lớp biểu bì mỏng, không gây đau buốt như mũi tiêm. Vì thao tác đơn giản nên có thể sử dụng tại nhà để hạn chế lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế nguy cơ truyền nhiễm cao.

Miếng dán có thành phần quan trọng là các vi kim (microneedle), làm từ loại polymer dùng cho chỉ tự tiêu, nhỏ bằng chân tóc, nên không chạm được vào đầu dây thần kinh, không gây đau buốt. Sau khi đưa lên da, phần miếng dán được bóc ra và chỉ có các vi kim trên lớp biểu bì da để đưa vaccine vào cơ thể trong những thời điểm khác nhau được lập trình sẵn, giống như việc tiêm mũi tiêm nhắc lại theo tháng.

IMG-0229-Grt-JPG-3205-1611565306

TS Nguyễn Đức Thành mong muốn đưa vaccine phổ cập toàn cầu. Ảnh: NVCC. 

"Da sẽ tự lành và bao bọc các vi kim này bên trong. Sau khi hoàn thành quá trình đưa vaccine vào cơ thể, các vi kim này tự tiêu và biến mất khỏi da", TS Thành nói. Anh cho biết, việc đưa vaccine vào da đồng thời làm tăng hiệu quả của thuốc bởi da có rất nhiều tế bào miễn dịch để phản ứng với các kháng nguyên vaccine. Như vậy, miếng dán này vừa nâng cao chất lượng vaccine và giúp ích rất nhiều trong việc tiếp nhận đầy đủ liều lượng theo cách thuận tiện nhất.

Nhóm đã sử dụng miếng dán vi kim trên chuột với vaccine prevnar-13 chống lại vi khuẩn pneumoccocal gây ra bệnh viêm phổi và công bố kết quả trên trên tạp chí y sinh Nature Biomedical Engineering đầu năm 2020. Anh Thành cho biết, cần làm thêm thực nghiệm lâm sàng trên người để đảm bảo an toàn của sản phẩm.

TS Thành chia sẻ, ngoài sử dụng miếng dán vi kim cho vaccine, nhóm còn phát triển miếng dán cho liệu pháp miễn dịch chống ung thư hoặc các thuốc giảm đau không gây nghiện vào cơ thể và các kháng thể để trị virus. Nhóm cũng hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng tự động hóa để giảm thiểu chi phí sản xuất, giúp đưa sản phẩm đến nhiều người dùng.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".