SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia trong nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo

07:24, 05/03/2021
(SHTT) – Phạm vi bài viết này tập trung vào các nội dung: Vai trò của Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS) trong nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo (ĐMST) và nội dung chính của phát triển NIS.

Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị nêu: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở Việt Nam hiện nay mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả.

Phạm vi bài viết này thể hiện các nội dung: Vai trò của Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS) trong nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo (ĐMST) và nội dung chính của phát triển NIS [1].

1. Vai trò của NIS trong nền kinh tế dựa trên ĐMST

Một trong số những hiện tượng và diễn biến có tầm quan trọng trên quy mô toàn cầu vào nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI là quá trình toàn cầu hoá và sự hình thành “Nen kinh tế ĐMST” (Innovation Economy). “Nen kinh tế ĐMST” có thể còn được gọi với các tên như “Nen kinh tế dựa trên ĐMST” (Innovation-Based Economy) hay nền kinh tế được dẫn dắt bởi ĐMST (Innovation- Driven Economy), lấy ĐMST làm động lực. Đó là nền kinh tế nhấn mạnh về vai trò nền tảng và ảnh hưởng của ĐMST trong kinh tế. “Nền kinh tế ĐMST” và quá trình toàn cầu hoá đang xóa nhòa các biên giới quốc gia trong cuộc cạnh tranh, một cách khách quan, đã khiến cho tiềm lực giáo dục - trí tuệ của một nước bất kỳ cũng đều trở thành nguồn lực then chốt để tăng trưởng kinh tế và nâng cao sự phồn thịnh của nước khác.

Bai-2-photo 1

 

Joseph Alois Schumpeter (1883 - 1950), nhà kinh tế học và là một trong những trí thức vĩ đại nhất của thế kỷ 20, được biết đến với cuốn sách nổi tiếng năm 1942 " Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, và dân chủ", trong đó lần đầu tiên giới thiệu khái niệm về một “nền kinh tế ĐMST”. Ông lập luận rằng phát triển các tổ chức, doanh nhân, và thay đổi công nghệ là tâm điểm của sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng chỉ đến những năm 2000, khái niệm “nền kinh tế ĐMST”, căn cứ vào ý kiến của Schumpeter, đã trở thành một khái niệm chính thống.

Ngày nay nền kinh tế ĐMST được coi như một học thuyết kinh tế tái định hình mô hình truyền thống của tăng trưởng kinh tế, theo đó tri thức, công nghệ, kinh doanh, và ĐMST được đặt ở vị trí trung tâm của mô hình. Nền kinh tế ĐMST dựa trên hai nguyên lý cơ bản. Một là mục tiêu chính của chính sách kinh tế là để thúc đẩy năng suất cao hơn và ĐMST nhiều hơn. Thứ hai, thị trường chỉ dựa trên các tín hiệu giá sẽ không phải lúc nào cũng hiệu quả, mà quan hệ đối tác công-tư thông minh sẽ thúc đẩy năng suất cao hơn và ĐMST nhiều hơn. Điều này trái ngược với hai học thuyết kinh tế khác (kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học Keynes).

Nền kinh tế ĐMST là nền kinh tế ở đó yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là ĐMST, chứ không phải là tích lũy vốn. Những thay đổi lớn trong nền kinh tế Mỹ trong 20 năm qua đã diễn ra không phải vì nền kinh tế Mỹ tích lũy thêm vốn để đầu tư vào các nhà máy thép lớn hơn hoặc các nhà máy sản xuất ô-tô, mà là do ĐMST. Khi đầu tư vào ĐMST, Hoa Kỳ cho ra đời nhiều ngành công nghiệp mới, chu kỳ kinh doanh mới, các công ty mới, nhiều việc làm mới, đem lại cho người dân sự giầu có và thịnh vượng. M.Porter, Nhà kinh tế học nổi tiếng, Giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học Harvard, Mỹ, đã đưa ra một mô hình [2] tiến hóa của các nền kinh tế như sau:

1

 

Ở giai đoạn lấy ĐMST làm động lực phát triển, nguồn chủ yếu để tạo ra ưu thế cạnh tranh là năng lực ĐMST, thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ mới ở những công nghệ mũi nhọn. Chiến lược này chú trọng đến khởi nghiệp, sự sáng tạo công nghệ và phát triển nội lực. Các thể chế và khuyến khích được tạo lập để hỗ trợ ĐMST và khởi nghiệp. Ở giai đoạn tăng trưởng dựa vào ĐMST, chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, thông qua sự tăng cường đầu tư cho hoạt động NC&PT, hỗ trợ giáo dục đại học, thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh vốn mạo hiểm (Venture Capital) và điều chỉnh hệ thống pháp quy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở ra các doanh nghiệp công nghệ cao.

NIS đáp ứng được đòi hỏi khách quan của ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ: Thế giới ngày nay ngày càng phải đối mặt với những thách thức và khủng hoảng khó lường đe doạ nghiêm trọng đến sự thịnh vượng và cạnh tranh của các quốc gia. Bối cảnh này đã buộc các nước phải tìm ra các nguồn tăng trưởng mới và bền vững hơn. Các chính phủ đang tìm kiếm chính sách và hành động có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng và thịnh vượng trong tương lai. ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ chính là chìa khoá mở ra nguồn tăng trưởng mới và bền vững cho mọi quốc gia, điều này được thể hiện rõ thông qua tính tất yếu khách quan và những lợi ích mà ĐMST đem lại đó là: Thứ nhất, ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ cùng với ứng dụng tri thức là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết những khó khăn mà toàn cầu đang vấp phải. Thứ hai, đầu tư vào ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ là chìa khoá để tạo ra các việc làm và tăng năng suất lao động. Thứ ba, ĐMST là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn gốc của nền kinh tế ĐMST. Tài nguyên là có hạn, năng lực sáng tạo của con người là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn.

Việc xây dựng và phát triển NIS có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy quá trình ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ của quốc gia. Cách tư duy này mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia nhằm giải quyết những thách thức lớn về tăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn nó góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thế giới.

2. Nội dung chính của phát triển NIS

Thực chất của sự phát triển NIS là liên kết toàn hệ thống, lấy các công ty, các hãng, các doanh nghiệp làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới như Chính phủ, cơ cấu tổ chức ngành tài chính, hoạt động NC&PT, tổ chức NC&PT, các trường đại học nghiên cứu. Đó không phải là một hành động tách biệt, cũng không phải diễn ra theo đường thẳng. Hệ thống chứa đựng nhiều yếu tố của quá trình ĐMST. Những yếu tố này không tách rời mà tương tác với nhau nhằm thúc đẩy ĐMST công nghệ của quốc gia.

Bai-2-photo 2

 

Với cách tiếp cận này, nội dung trọng tâm của NIS là tạo môi trường chính sách thúc đẩy ĐMST sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, tổ chức, quản lý để gắn các hoạt động NC&PT với thương mại hóa và đem lại các giá trị kinh tế - xã hội, khắc phục vai trò tồn tại tự thân của bất kỳ một yếu tố nào trong hệ thống, đặc biệt là các yếu tố KH&CN.

Một là, xây dựng NIS mang tính hệ thống nhằm thúc đẩy đổi mới sản phẩm, dịch vụ, công nghệ. Đây là nội dung mang tính bản chất nhất của cách tiếp cận NIS. Nó thể ở tính hệ thống. Các yếu tố thuộc NIS bao gồm: Các yếu tố, loại hoạt động (NC&PT, thương mại hóa sản phẩm mới, tạo môi trường văn hóa, các hoạt động giáo dục, đào tạo nhân lực KH&CN; Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN (thông tin, tiêu chuẩn hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...). Các tổ chức: Chính phủ, doanh nghiệp, đại học, viện nghiên cứu, các tầng lớp dân cư có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của các chính sách và thành quả KH&CN. Các chính sách: Công nghiệp, thương mại, KH&CN, tài chính, tiền tệ, môi trường,...

Các yếu tố này bao gồm tất cả các nhân tố, các tổ chức và các chính sách trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình ĐMST sản phẩm, ĐMST công nghệ của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Ở đây, cả một hệ thống của quốc gia bao gồm hệ thống các tổ chức NC&PT, các doanh nghiệp thuộc cộng đồng sản xuất kinh doanh, các trường đại học, Chính phủ và các yếu tố thị trường mỗi khi có mục tiêu chung sẽ lập tức được huy động và phối kết hợp với nhau một cách linh hoạt để hướng tới tiêu điểm chung là tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng.

Hai là, phát triển NIS nhằm gắn các hoạt động NC&PT với các hoạt động KT-XH, gắn kết giữa các năng lực NC&PT trong nước với các năng lực ĐMST nước ngoài; xây dựng NIS mang tính mở. Mục tiêu phát triển NIS không chỉ là thúc đẩy đổi mới sản phẩm, công nghệ mà quan trọng hơn đó là hòa trộn, gắn kết các hoạt động KH&CN với các hoạt động KT-XH. Vì thế NIS thể hiện rõ tính mở. Sở dĩ có tính mở là vì trong khuôn khổ của NIS, các hoạt động đều cùng có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngành/quốc gia/doanh nghiệp.

Ba là, phát triển NIS nhằm gắn liền khu vực nghiên cứu và sản xuất - các doanh nghiệp - đối tượng trung tâm của phát triển NIS. Trên thực tế, những ý tưởng ĐMST có thể xuất hiện từ rất nhiều nguồn và ở bất kỳ một giai đoạn nào trong NC&PT, tiếp thị và phổ biến công nghệ mới. Thực tế này đã là cơ sở của mô hình đổi mới mang tính liên kết và hệ thống, nhưng lấy doanh nghiệp làm trung tâm liên kết sẽ phù hợp với quan niệm của NIS.

Phúc Huy

[1] Theo Tổng luận “Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước Đông Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Cục Công nghệ thông tin – Bộ Khoa học và Công nghệ.

[2] M. Porter, The Competitive Advantage of Nations, Macmilan, London

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.