SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Người dùng Youtube ngang nhiên vi phạm bản quyền tập cuối Về nhà đi con

16:37, 13/08/2019
(SHTT) - Vì sức nóng của tập cuối bộ phim Về nhà đi con, một bộ phận người dùng YouTube Việt Nam đã livestream trái phép phim để tăng view và tương tác, cũng như kêu gọi subscribe.

Vào tối qua (12/8), tập cuối cùng của bộ phim gây sốt màn ảnh nhỏ Việt Nam “Về nhà đi con” đã được phát sóng, với kết thúc viên mãn dành cho cả gia đình ông Sơn, phần lớn khán giả đều cho biết bản thân vô cùng xúc động khi đón xem tập cuối cùng này.

ve nha di con 1

 

Tuy nhiên, trong lúc mọi người đang chăm chú thưởng thức từng tình tiết nội dung mới thì một bộ phận khác đang mải mê trục lợi bất chính từ YouTube, với thủ đoạn chẳng hề xa lạ: Livestream trái phép phim để tăng view và tương tác, kêu gọi sub cũng như nhiều mục đích sâu xa khác.

Chỉ cần gõ từ khoá "Về nhà đi con", cẩn thận hơn thì kèm theo "livestream" hoặc những thứ tương tự, chắc chắn kết quả trả về trên YouTube cũng phải ngót nghét chục dòng. 

ve nha di con

Người dùng Youtube ngang nhiên vi phạm bản quyền tập cuối Về nhà đi con 

Thực tế, cách thức trục lợi này không hề mới và có xu hướng ngày càng biến tướng hơn. Bằng cách “ăn theo” những sự kiện, phim ảnh, âm nhạc,… được dư luận quan tâm, các YouTuber này cũng có thể thu về hàng tá tiền nhờ chèn thêm quảng cáo.

Trong trường hợp chưa thu được lợi nhuận, các chủ kênh này vẫn có thể kiếm được tiền nhờ rao bán kênh khi đạt đến ngưỡng từ vài chục đến vài trăm ngàn người đăng ký. Số tiền thu vào nhờ rao bán kênh có thể lên tới vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng nếu kênh có lượng người theo dõi lớn. Những người mua kênh sẽ mua về phục vụ cho mục đích quảng cáo của công ty và thậm chí khi chuyển sang làm nội dung sạch, sẽ yêu cầu bật kiếm tiền từ Google.

Cách thức này không hề mới và đã được phanh phui từ nhiều năm nay, song YouTube vẫn chưa thật sự có một giải pháp tối ưu để ngăn chặn từ trong trứng nước. Dẫu vậy, hệ thống rà quét bản quyền của YouTube vẫn làm việc khá hiệu quả và nhanh chóng khi chỉ sau khoảng vài phút, các video livestream trái phép này liên tục bị xử lý. Tuy nhiên YouTube chỉ chặn và xoá video chứ không đánh mạnh tay vào việc phạt nặng kênh. 

Trước “Về nhà đi con”, những sự kiện thể thao lớn được VTV mua bản quyền như FIFA World Cup 2018, Đại hội Thể thao châu Á - ASIAD 2018,… cũng từng bị phát lậu trên YouTube và Facebook.

Hải Hùng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.