SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: Nâng tầm bảo hộ và phát triển

15:44, 17/04/2024
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng này, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ để phù hợp với thực tiễn và chuẩn mực quốc tế.

ls loc

Luật sư Lê Xuân Lộc trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại 

Theo luật sư Lộc, sự thay đổi đáng chú ý trong quyền tác giả và các quyền liên quan là quy định mới về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (được gọi là ISP). Tại Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, trách nhiệm gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập tới nội dung thông tin số xâm phạm quyền tác giả đã được đặt ra đối với các nhà cung cấp dịch vụ trung gian ở Việt Nam.

Cũng trong phần trình bày của mình, luật sư Lộc nhấn mạnh về thực tiễn áp dụng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Cụ thể hơn, tại Hội nghị sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2024, đã có những con số đáng chú ý. Trong năm 2023, đã có 3.049 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được xử lý (Chủ yếu là đối với nhãn hiệu) với tổng số tiền phạt lên tới 36.735.363.000 đồng và hơn 340.000 sản phẩm vi phạm bị xử lý. Con số này tăng lên đến 213% về số vụ và 204% tổng số tiền phạt so với năm 2022 (1.430 vụ và tổng số tiền phạt là hơn 18 tỷ đồng). Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 306 ý kiến chuyên môn cho các cơ quan thực thi quyền (tăng khoảng 40% so với năm 2022). Điều này chứng tỏ việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang được hoạt động hết công suất.

Về xu hướng xử lý các trường hợp vi phạm luật sở hữu trí tuệ, luật sư Lộc nhận xét: “Xu hướng xử lý các trường hợp vi phạm gần đây là xử lý hình sự. Mặc dù xu hướng này không phải là một xu hướng quá sắc nét, bởi vì xử lý hình sự một vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ cũng rất là “trầy da tróc vẩy”. Tuy nhiên là các vụ này thì các cơ quan chức năng chủ động xử lý là chính”.

Việc thay đổi các biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm sở hữu trí tuệ trong thời gian qua cũng đã gây nên nhiều tranh cãi. Những tranh cãi này xoay quanh việc có nên bỏ biện pháp xử phạt hành chính hay không.

Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Lộc chia sẻ: “Trước khi luật sở hữu trí tuệ được thay đổi vào năm 2022, đã có một cuộc tranh luận rất dữ dội về việc có nên giữ lại các biện pháp hành chính như là biện pháp khả thi để xử lý các vấn đề vi phạm hay không? Bởi vì rất nhiều cơ quan đã nói rằng để xử lý bằng các biện pháp hành chính thì tòa án sẽ không có việc để làm. Và nếu tòa án không có việc để làm thì hệ thống luật pháp sẽ không thể tiến bộ được. Vậy nên các biện pháp xử lý hành chính càng ít được sử dụng. Các cơ quan hành pháp hiện nay đang có tổng cộng là 4 biện pháp xử lý sai phạm, bao gồm: hành chính, hình sự, kiểm soát biên giới. Trong đó, biện pháp xử lý hành chính có hiệu quả hơn hẳn so với các biện pháp khác, vì vậy việc bỏ đi biện pháp hành chính là một ý kiến không khả quan. Và vì vậy biện pháp hành chính được giữ lại. Tuy nhiên xu thế của các vụ việc về sở hữu trí tuệ thời gian gần đây được sử dụng nhiều hơn ở các vụ việc nổi tiếng như tranh chấp bản quyền nhân vật hoạt hình ở Việt Nam và các quốc gia khác”.

ls loc1

 Luật sư Lộc cho rằng việc xử lý các sai phạm về sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự đang dần phổ biến hơn

Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã mở rộng phạm vi bảo hộ, nâng cao thời hạn bảo hộ, cải thiện thủ tục đăng ký và tăng cường biện pháp xử lý vi phạm. Nhờ vậy, quyền lợi của chủ sở hữu trí tuệ được bảo vệ tốt hơn, khuyến khích các cá nhân, tổ chức sáng tạo và đổi mới. Và với những con số thống kê cho thực tiễn áp dụng trong năm 2023, Việt Nam đang dần trở thành môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàng Kim

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới của Canada đang tạo ra những làn sóng trái chiều. Các doanh nghiệp đang lo ngại việc đạo luật mới mang lại quá nhiều quyền lực cho chính phủ.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.