SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Liêm chính trong nghiên cứu: Tạo cơ chế khoa học lành mạnh, sáng tạo

07:34, 22/12/2023
(SHTT) - Hội thảo khoa học về Liêm chính nghiên cứu, do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (Nafosted), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức với sự tham gia của đại diện các Viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, chuyên gia và nhà khoa học.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái khẳng định, đã đến lúc phải quan tâm vấn đề liêm chính khoa học. Liêm chính là khái niệm “mở”, nhưng phải có sự cập nhật và hướng dẫn chung để thực hiện. “Liêm chính động chạm đến đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, làm ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học”, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái nêu.

0x6a2541-jpg-1702982352-170298-9137-4296-1702983486

 Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái nhấn mạnh đã đến lúc phải quan tâm đến vấn đề liêm chính khoa học

Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, việc cần làm ngay là các đơn vị quản lý nhà nước khẩn trương nghiên cứu đề xuất thể thức văn bản hướng dẫn, đôn đốc để các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện các quy chế, quy định về liêm chính. Bộ KH-CN và Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu để sớm có cơ sở dữ liệu về KH-CN, tạo tài nguyên cho quản lý nhà nước; đồng thời, nghiên cứu xem xét tiêu chí giám sát các tạp chí và định hướng phát triển hệ thống tạp chí khoa học trong nước. Các ý kiến tại hội thảo sẽ được xem xét để lồng ghép vào các điều khoản khi thay đổi Luật KH-CN.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhận định, trong 10 năm trở lại đây, một trong các kết quả nổi bật của hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo là số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ, thể hiện sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam.

3-8552.jpg

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo 

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay, trong năm 2022, Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KH-CN trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đã giao cho các cơ sở giáo dục đại học chủ động ban hành quy định và tự chịu trách nhiệm về liêm chính học thuật đối với hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo của đơn vị theo 2 nội dung. Bao gồm: ban hành bộ quy tắc về liêm chính học thuật trong hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo, bảo đảm nguyên tắc trung thực, trách nhiệm, công bằng, minh bạch, phù hợp thực tiễn và theo thông lệ quốc tế; ban hành các quy định nội bộ, công cụ để kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi đạo văn, gian lận và bịa đặt trong hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo.

Tại hội thảo, GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm, cần tiến tới có khung pháp lý quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học và học thuật. Mục đích liêm chính là cần hướng tới sự lành mạnh, trước hết con người cần ý thức được liêm chính trong đạo đức, hành vi của mình. Bên cạnh đó, cũng cần tránh việc lợi dụng liêm chính để làm tổn thương các nhà khoa học; cần có quy định để tất cả các trường phải chủ động, có công cụ quản lý để kiểm soát, tạo cơ chế lành mạnh trong khoa học.

TS Nguyễn Xuân Hùng, giảng viên Trường Đại học Công nghệ TPHCM cũng mong muốn, sẽ có một bộ quy quy tắc chung, để các trường chiếu vào xây dựng bộ quy tắc riêng, cùng với đó là cơ chế hậu kiểm và một chế tài xử lý vấn đề này.

 Theo PGS-TS Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, Việt Nam không phải là một “hoang mạc” về liêm chính khoa học. Chúng ta đã có rất nhiều quy định thể hiện trong luật, thể hiện trong nghị định, thể hiện theo các quy định của Bộ KH-CN, Bộ GD-ĐT, của nhiều trường, nhiều tạp chí, nhưng chưa có một quy định tổng thể và giờ cần có một khung cơ chế pháp lý chung.

“Điều này là bắt buộc trong việc xây dựng một bộ tiêu chí hay một quy định chung cho quốc gia”, PGS-TS Nguyễn Tài Đông nhận định. Những giá trị mà các nhà khoa học theo đuổi là tri thức, trí tuệ, từ đó tìm ra chân lý, giá trị của bản thân, nếu không bảo vệ được điều này thì sẽ không còn khoa học và không có đào tạo.

Nhiều ý kiến chung nhận định, cần có khung quy định bao trùm về nghiên cứu học thuật dưới góc độ nhà nước. Việt Nam cũng cần phát triển mạnh các tạp chí trong nước đạt chuẩn quốc tế, đồng thời, tạo ra cơ sở dữ liệu là tiền đề cho hệ thống trích dẫn dữ liệu quốc gia.

Đức Tài

Tin khác

Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".