Wearable Tag: Sáng chế chăm sóc sức khỏe mới đến từ Apple
Vào năm 2021, Apple đã đạt được bước nhảy vọt trong thị trường ngành thiết bị đeo được với việc giới thiệu dòng sản phẩm AirTags đầu tiên. Những thiết bị theo dõi nhỏ này đã trở thành điểm nhấn đối với những người đam mê Apple, khi chúng cho phép họ dễ dàng xác định vị trí đồ đạc.
Theo các thông tin được tiết lộ từ Gizmochina, một ứng dụng bằng sáng chế châu Âu mới đây đã phát hiện Apple đang tiến hành nộp hồ sơ đăng ký sáng chế cho thiết bị mới có tên Wearable Tag.
Theo thông tin được Apple mô tả trong đơn xin cấp bằng sáng chế, Wearable Tag được thiết kế để dán lên các bộ phận khác nhau trên cơ thể khác nhau như cổ tay, cánh tay, ngón tay, cổ, eo, mắt cá chân hoặc quần áo của người dùng.
Thiết bị này sẽ được trang bị các tính năng khác nhau tập trung vào mục đích theo dõi, cảnh báo các vấn đề về sức khỏe cho người sử dụng.
Theo đó, Wearable Tag có thể theo dõi tư thế và theo dõi tác động của quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đến hoạt động hỗ trợ vật lý trị liệu, phát hiện ngã và theo dõi hoạt động/tập thể dục. Wearable Tag sẽ kết hợp các cảm biến khác nhau tùy thuộc vào chức năng liên quan đến sức khỏe cụ thể mà nó đang được sử dụng, đảm bảo thu thập dữ liệu chính xác và toàn diện.
Các tin tức cũng tiết lộ rằng người dùng sẽ có thể chủ động thiết lập cấu hình và kiểm soát Wearable Tag thông qua một thiết bị điện tử như iPhone, Apple Watch và iPad. Thiết bị này sẽ không chỉ xác định vị trí của thẻ trên cơ thể người dùng mà còn cho phép người dùng chọn chức năng liên quan đến sức khỏe mà họ mong muốn. Sau đó, Wearable Tag sẽ thu thập dữ liệu cảm biến và chuyển dữ liệu đó đến thiết bị điện tử để phân tích và phản hồi.
Bằng sáng chế tiết lộ thêm thiết kế của chính của Wearable Tag. Theo đó, lớp vỏ bọc của thiết bị có thể được làm bằng các vật liệu khác nhau, bao gồm: nhựa, thủy tinh, gốm sứ, kim loại, vải hoặc kết hợp các loại này. Các lựa chọn này cho phép gia tăng trải nghiệm người dùng.
Mặc dù ứng dụng bằng sáng chế châu Âu được công bố gần đây mang tên Apple với tư cách là người nộp đơn, nhưng điều đáng chú ý là bản thân bằng sáng chế đó đã có từ năm 2020 và được nộp dưới tên của các kỹ sư của Apple để giữ bí mật. Sau khi bằng sáng chế được cấp, tên của Apple sẽ chính thức xuất hiện trên bằng sáng chế của Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, như mọi khi, tiềm năng thực sự của các phát minh của Apple sẽ được tiết lộ khi chúng chuyển từ bằng sáng chế sang sản phẩm thực tế.
Việc Apple đăng ký cho sáng chế Wearable Tag báo hiệu cam kết của công ty trong việc mở rộng khả năng của công nghệ có thể đeo ngoài việc theo dõi đơn giản.
Bằng cách tích hợp các chức năng liên quan đến sức khỏe vào thiết bị của họ, Apple giúp người dùng chủ động theo dõi và cải thiện sức khỏe của họ theo những cách sáng tạo.
Công ty gần đây cũng đã hợp tác với Google để ngăn chặn hành vi lợi dụng thiết bị AirTags cho mục đích theo dõi bất hợp pháp. Động thái này cũng giúp chứng minh quyết tâm của "Táo khuyết" trong việc lắng nghe và cải thiện trải nghiệm khách hàng theo hướng tích cực nhất.
Thái An