SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

16:33, 25/04/2024
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết, Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô.

Thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương, nhất là thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để đưa Luật vào cuộc sống.

 Sau hơn 10 năm thi hành, Luật Thủ đô năm 2012 được coi là một đạo luật có tính đặc thù riêng, mở đường về mặt thể chế tạo thuận lợi trong việc phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhất là việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô sẽ là một trong những giải pháp cấp thiết để phát huy tầm nhìn bao quát hơn, tương xứng với tiến trình phát triển mạnh mẽ của Thủ đô ngàn năm văn hiến, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

Ngoài ra, sửa đổi Luật Thủ đô sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó tạo hành lang pháp lý thống nhất nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với cơ chế đặc thù của Thủ đô, giúp Hà Nội tăng tốc phát triển, khơi dậy tiềm năng, phát huy vị thế của Thủ đô trong vai trò là “đầu tàu” kinh tế - chính trị- xã hội của cả nước.

thu hut nhan tai

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô Thị và TS Chu Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cùng chủ trì buổi hội thảo. Ảnh: Kinh tế Đô thị

PGS. TS Nguyễn Thành Lợi cũng nhấn mạnh Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người của nước ta.

Điều 16 trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi nhấn mạnh việc thu hút, trọng dụng người có tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc hơn so với quy định trong văn bản trước đây khi Luật Thủ đô năm 2012 chỉ đặt ra quy định chung về vấn đề quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.

Thực hiện Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 29/01/2024 của UBND Thành phố Hà Nội về đẩy mạnh thông tin, truyền thông Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn thi hành, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”.

Chủ đề của Hội thảo vừa mang tính lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực để các nhà khoa học, nhà quản lý và các cơ quan báo chí truyền thông thảo luận, đóng góp các ý kiến khoa học về vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; từ đó giúp các cơ quan báo chí truyền thông thông tin sâu hơn về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Nguon nhan luc

Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 

Tại Hội thảo, các nhà khoa học tham luận xung quanh các nội dung: một là, phân tích và làm rõ hơn nhận thức chung về phát triển, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề trọng dụng nhân tài hiện nay. Đây là yếu tố nòng cốt để phát triển nhanh và bền vững cho kinh tế và xã hội, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Hai là, xác định rõ các tiêu chuẩn xác định nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao; Đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Ba là, thảo luận và đề xuất các giải pháp để có cơ chế chính sách cụ thể trong việc trọng dụng nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay; Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bốn là, giải pháp tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là nhóm lao động lõi của xã hội, đóng vai trò “đầu tầu” trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là yếu tố quyết định đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; là động lực chủ yếu tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức.

Năm là, các cơ quan báo chí truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến rộng rãi dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đến các tổ chức, nhân dân, tạo sự thống nhất và sự đồng thuận của các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân trong và ngoài nước về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần thúc đẩy hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách, pháp luật từ khâu soạn thảo, xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đến khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua và triển khai thi hành.

Tại Hội thảo, ThS Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định rõ hơn khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện của nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng điều khoản riêng về tiêu chuẩn, điều kiện nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở và vị trí việc làm phù hợp, theo hướng quy định chế độ, chính sách đặc thù cao hơn so với mặt bằng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương…

Bên cạnh đó, Hà Nội cần đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm… để vừa khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, vừa tận dụng được tri thức của những đối tượng này.

Trong khi đó, TS Trần Thị Quyên - Trường Đại học Luật Hà Nội cũng nêu quan điểm, hiện nay thu hút nhân tài hầu như mới chú ý tới bằng cấp, chưa chú ý nhiều đến thực tiễn. Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến thực tiễn.

PV

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội công bố Nghị quyết của Ban Giám hiệu nhà trường bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 1302/UBND-KTTH chỉ đạo một số Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Quyết không để cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm trong khu dân cư, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định di dời 700 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đô thị và khu dân cư, gây ra ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác.