SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Vi phạm bản quyền báo chí: Cần mạnh tay xử lý

17:07, 21/06/2021
(SHTT) - Hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền báo chí diễn ra ngày càng phổ biến. Thường xuyên xảy ra tình trạng các báo lấy lại thông tin của nhau, các trang thông tin, mạng xã hội ăn cắp bản quyền tác phẩm báo chí.

Suốt thời gian qua, những người làm báo chân chính vẫn đau đáu một câu chuyện: Một tờ báo phải mất rất nhiều công sức và tài chính để có được một tấm ảnh, đoạn video hay một phóng sự cầu kỳ, thậm chí là một bản tin độc quyền, nhưng chỉ sau vài phút đăng lên trên Internet đã bị "nhân bản" ngay lập tức, bởi các trang tin điện tử, bởi mạng xã hội và cả những tờ báo khác.

Mới đây nhất, các trận đấu tại Euro 2020 vừa kết thúc ít giờ, trên Youtube, Facebook… đã xuất hiện hàng loạt clip bàn thắng, chương trình tổng hợp, trận đấu phát chậm… mà không được VTV - đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng Euro 2020 - cho phép.  Các bài báo được các cơ quan báo chí chính thống đầu tư bài bản, công phu vừa xuất bản ít phút, ngay lập tức đã xuất hiện trên Facebook, Google, được dẫn từ các… trang tin điện tử “ba không” (không giấy phép, không cơ quan chủ quản, không nguồn gốc), blog cá nhân, mạng xã hội…

vi pham ban quyen bao chi

Vi phạm bản quyền báo chí: Cần mạnh tay xử lý 

Hàng trăm ngàn video, phim truyện, game… của các đài truyền hình bị cắt ghép, phát lại trên Youtube, Facebook. Những sản phẩm này bị chèn quảng cáo, thu tiền trên lượt xem, click của khách hàng và chảy vào túi của các nền tảng xuyên biên giới như Youtube, Facebook và người phát tán.

Đáng lo ngại hơn, có những trang tin tổng hợp “không nguồn gốc” còn cóp nhặt, sao chép những bài báo chính thống mà không được phép nhằm trục lợi cá nhân, thậm chí o ép các doanh nghiệp ký hợp đồng truyền thông. Hoặc có những tác phẩm/hình ảnh báo chí chính thống bị cắt ghép lồng vào những thông tin, clip mang tính phản động trên các trang mạng xã hội, điều này làm phương hại lớn đến các cơ quan báo chí làm ăn chân chính.

Có thể nói, câu chuyện bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí luôn là vấn đề thời sự, nóng hổi. Đặc biệt, trong môi trường mạng xã hội bùng nổ, trong bối cảnh nguồn thu của các báo ngày càng khó khăn, thì vấn đề bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí càng trở nên cấp bách. Để giải quyết được triệt để vấn nạn này, cần những giải pháp quyết liệt và có những chế tài mạnh.

Chia sẻ về vấn đề này, ôg Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử, cho hay cái khó hiện nay không phải phát hiện, mà là xử lý vi phạm bản quyền. Một cơ quan báo chí không thể đơn độc chống lại tình trạng vi phạm bản quyền, mà cần có một bộ phận chuyên nghiệp, phải gồm cả các chuyên gia pháp lý xử lý việc này. Tiếp theo, tiến tới hình thành một liên minh hoặc một trung tâm bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí.

Cùng với đó là dùng chính giải pháp công nghệ để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền và bảo vệ quyền. Theo đó cần thiết phải có những “bộ lọc” công nghệ để các đơn vị báo chí sử dụng, dựa vào đó nhanh chóng phát hiện, lưu vết và chuyển cơ quan chức năng xử lý. 

Bộ lọc công nghệ này có chức năng thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, khai phá dữ liệu, lưu trữ và truy vấn, ứng dụng và cảnh báo. Đi kèm với giải pháp công nghệ tất nhiên cũng cần phải có những chế tài mạnh để xử lý tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí đối với các tài khoản cá nhân và cả các nền tảng công nghệ như Facebook và Youtube/Googe.

Hà Trang

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.