SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc: Cần thái độ ứng xử văn minh của các nghệ sĩ

14:42, 12/10/2018
(SHTT) - Vi phạm bản quyền âm nhạc vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và gây ra nhiều tiêu cực trong showbiz hiện nay. Vì vậy các nghệ sĩ cần có thái độ ứng xử văn minh để đảm bảo môi trường lành mạnh trong âm nhạc về vấn đề bản quyền.

Chuyện vi phạm bản quyền chưa bao giờ hết nóng. Mới đây, việc ca sĩ Noo Phước Thịnh vi phạm bản quyền ca khúc “The way” của nhạc sĩ Zack Hemsey mà đơn vị đại diện là Công ty Epic Elite (Công ty Epic Elite mua độc quyền ca khúc "The way" của nhạc sĩ Zack Hemsey) đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của bạn đọc, đặc biệt là giới showbiz.

Cụ thể, theo đơn kiện của phía Zack Hemsey, phân cảnh từ 6 giờ 5 phút đến 7 giờ 30 phút trong MV (video ca nhạc) "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" của ca sĩ Noo Phước Thịnh có sử dụng một đoạn nhạc trong tác phẩm "The way" của anh để làm nền cho phân cảnh tai nạn xe hơi của các diễn viên mà chưa xin phép tác giả hoặc quyền sở hữu tác phẩm.

vi pham ban quyen am nhac

 Noo Phước Thịnh bị nhạc sĩ Zack Hemsey kiện vì vi phạm bản quyền

Trong đơn kiện, nhạc sĩ Zack Hemsey nêu rằng tháng 10/2017, anh phát hiện ca sĩ Noo Phước Thịnh chia sẻ trực tuyến MV có tên "Chạm khẽ tim anh một chút thôi". MV này nhanh chóng đạt mức 30 triệu view trên YouTube. Hiện bản sao MV này vẫn được lưu trữ, chia sẻ và có thể truy cập từ nhiều địa chỉ trên mạng internet.

Nhạc sĩ Zack Hemsey yêu cầu Noo Phước Thịnh chấm dứt ngay và xóa vĩnh viễn MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" có sử dụng tác phẩm "The way" (bản ghi âm) khỏi tất cả các phương tiện lưu trữ, các trang mạng và bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận; bồi thường thiệt hại về vật chất 500 triệu đồng; bồi thường thiệt hại tinh thần 50 triệu đồng; thanh toán chi phí thuê luật sư 300 triệu đồng; công khai xin lỗi nhạc sĩ Zack Hemsey trên một vài phương tiện truyền thông.

Các nghệ sĩ đang "vô tư" vi phạm bản quyền

Có thể thấy vi phạm bản quyền là một trong những vấn nạn của âm nhạc nước nhà, là trở lực lớn trong tiến trình xây dựng công nghiệp âm nhạc, bởi phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phải dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ.

Showbiz còn không ít vụ vi phạm bản quyền một cách “hồn nhiên” với kết quả nặng thì gỡ bỏ làm lại, trở mặt không nhìn nhau, nhẹ thì xin lỗi, nhận lỗi như trường hợp MV “Anh thì không” của Mỹ Tâm “quên” xin phép người dịch phần lời bài hát là nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, hay cuộc tranh cãi, thách thức của ca sĩ Tuấn Hưng và nhạc sĩ Duy Mạnh… Có thể thấy một điều, hầu hết các nghệ sĩ khi vi phạm bản quyền đều không biết là mình đang vi phạm, hoặc có biết nhưng chỉ nghĩ đơn giản là ca khúc nước ngòai không ai biết, hoặc “chỉ lấy một đoạn nhỏ, không sao”.

vi pham ban quyen am nhac 1

MV trên 40 triệu view của Bảo Anh suýt bị xóa trên You Tube vì sử dụng nhạc nước ngoài, vi phạm tác quyền 

Nghệ sĩ và ê kíp của mình hoàn toàn không hình dung được những rắc rối có thể xảy đến vì những hành động “mượn” nhạc mà họ coi là nhỏ nhặt. Điều này cho thấy, nhiều người tham gia vào môi trường âm nhạc nhưng chưa thực sự có sự nhạy bén lẫn phản xạ cần thiết về bản quyền. Thời đại của công nghệ số, của thế giới phẳng, nhưng có những tư duy đơn giản vẫn luôn cho rằng, khi cần nhạc nền, cần minh họa cho một bài hát, chỉ cần lên mạng tải về một đoạn nhỏ ghép vào, không ai để ý đến.

Các nghệ sĩ cần làm gì để tránh bị kiện về vấn đề bản quyền âm nhạc

Trung Tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã gửi một số khuyến cáo liên quan đến vấn đề bản quyền âm nhạc:

Để tránh rủi ro pháp lý, đặc biệt là vấn đề bồi thường hết sức nặng nề khi có kiện tụng xảy ra, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm, bản ghi cần tôn trọng bản quyền và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Tôn trọng bản quyền cũng chính là tôn trọng giá trị sáng tạo và thúc đẩy lao động sáng tạo, là thái độ ứng xử văn minh rất cần thiết trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay.

vi pham ban quyen am nhac 3

 

Hành lang pháp lý về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đã tương đối đầy đủ và thuận lợi để các bên có liên quan cùng thực hiện. Pháp luật của Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, được hướng dẫn tại Nghị định số 22/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/4/2018.

VCPMC là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả âm nhạc hiện đang đại diện cho khoảng 4.000 tác giả Việt Nam, và các tác giả quốc tế thông qua việc ký kết hợp tác song phương với trên 70 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) và nhà xuất bản âm nhạc có phạm vi điều chỉnh trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đồng thời VCPMC là thành viên chính thức của Liên minh quốc tế CISAC với 239 tổ chức thành viên đại diện cho hơn 4 triệu chủ sở hữu quyền tác giả.

Thực tế vừa qua vẫn xảy ra thường xuyên tình trạng vi phạm quyền tác giả, đặc biệt ở lĩnh vực tổ chức biểu diễn, phần do nhận thức và ý thức pháp luật của nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực sự đầy đủ, bên cạnh đó còn do công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có những quy định trong thủ tục cấp phép tổ chức biểu diễn còn bị “vô hiệu hóa” như hiện tượng “Đơn cam kết”. Đây là mẫu đơn ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL để cho đơn vị tổ chức cam kết với cơ quan nhà nước là sẽ thực hiện quyền tác giả, mà phi lý ở chỗ đây không phải là sự cam kết với chính chủ sở hữu quyền, hoàn toàn đi ngược lại luật pháp Việt Nam và Công ước quốc tế. Và điều bất cập hơn nữa là mẫu đơn này cho đến nay vẫn được các đơn vị tổ chức biểu diễn sử dụng để nộp hồ sơ đề nghị cấp phép, mặc dù vào ngày 19/10/2016, Bộ VHTTDL đã tiếp tục ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BVHTTDL trong đó đã quy định rõ về việc bãi bỏ “Mẫu đơn cam kết” này kể từ ngày 01/01/2017.

Vân Hà (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại vô số lợi ích cho lĩnh vực truyền hình, song, sự bùng nổ của công nghệ mới cũng đặt ra những vấn đề lớn trong công tác bảo vệ bản quyền.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Nvidia, một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo, đã bị ba tác giả kiện về việc sử dụng các sách có bản quyền của họ mà không xin phép. Nvidia sử dụng các tác phẩm này để huấn luyện nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) NeMo., nhưng sau đó bị gỡ bỏ do vi phạm quyền SHTT.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Apple thông báo sẽ vô hiệu hóa tính năng giám sát lượng oxy trong máu trên hai mẫu Apple Watch phổ biến nhất, nhằm tuân thủ quyết định của tòa án yêu cầu phục hồi lệnh cấm bán hàng sau một tranh chấp về bằng sáng chế.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mạng xã hội X (tiền thân là Twitter) do Elon Musk sở hữu, đã thắng hầu hết các vụ kiện của 17 nhà xuất bản âm nhạc với cáo buộc nền tảng này vi phạm quyền SHTT trên gần 1.700 bài hát bằng cách cho phép người dùng đăng tải âm nhạc trực tuyến mà không có sự câp phép bản quyền.
Liên kết hữu ích