SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 30/04/2024
  • Click để copy

Những đóng góp quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

12:28, 26/10/2023
(SHTT) - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y dược, dân dụng, môi trường, chuyển đổi số, an ninh quốc phòng, công nghệ vũ trụ, khoa học biển và trái đất.... Trong thời gian tới, Viện tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng như:

Sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp và thép từ bùn đỏ trên quy mô công nghiệp với quy mô thử nghiệm trên 200 tấn/mẻ, thu hồi các kim loại quý từ rác thải công nghiệp…

Làm chủ và ứng dụng công nghệ sơn phun phủ kim loại các thiết bị trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt như: nâng cao tuổi thọ trục tuabin thủy điện, sơn các vật liệu chống hà bám trong môi trường biển giúp giảm chi phí so với việc đầu tư thay thế và tránh các thiệt hại trong sản xuất khi phải chờ nhập thiết bị để thay thế;

Chế tạo các Anot kẽm, nhôm, magie chống ăn mòn cho tàu biển và các công trình biển; Chế tạo các phụ gia và công nghệ chế tạo sơn phồng nở chống cháy cho kết cấu thép và bê tông;

Chế tạo robot tự hành, cánh tay robot 6 bậc tự do ứng dụng trên các dây chuyển sản xuất;

Chế tạo vật liệu cao su nanocompozit trong sản xuất gioăng đệm cho các công trình thủy lợi, thủy điện và băng tải chịu nhiệt, bền kiềm.

vien han lam1

 

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng giúp:

Phát triển công nghệ sản xuất nhiều giống cây trồng mới, chế tạo màng quản quản nông sản (vải, măng tây) và chuyển giao cho doanh nghiệp tại Bắc Giang và Ninh Thuận; Ứng dụng chế phẩm nano kim loại trong xử lý giống cây trồng để tăng năng suất, chất lượng.

 Tạo các giống lúa mới, năng suất cao, chịu hạn; các giống bò sữa cao sản; chế tạo các loại phân bón bằng công nghệ vi sinh; chế tạo thành công thiết bị sản xuất đá tuyết phục vụ phát triển ngành thuỷ sản; hệ thống giám sát hải trình dựa trên hệ thống thông tin liên lạc HF/VHF phục vụ cho tàu đánh bắt xa bờ của ngành hải sản;

Các nhà khoa học có khả năng triển khai mạng lưới Intenet vạn vật (IoT) rộng khắp với giá thành rẻ phục vụ các mục tiêu cứu hộ cứu nạn trên biển và núi rừng, giám sát hành trình tàu cá xa bờ, thu thập thông tin lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng, dẫn đường thông tin liên lạc cho các tàu đánh cá mà không cần các thiết bị truyền dẫn thông qua vệ tinh đắt tiền và đòi hỏi năng lượng lớn;

 Cung cấp các dịch vụ về giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên (rừng, nguồn nước, đất đai), quản lý, giám sát môi trường sử dụng công nghệ viễn thám và GIS; Quy trình công nghệ sản xuất và mô hình bảo quản vải thiều bằng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) phục vụ xuất khẩu.

Trong lĩnh vực y dược thì Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã bảo tồn và nhân giống nuôi cấy mô thành công các cây dược liệu chuyển giao cho doanh nghiệp tại Quảng Ninh và Quảng Nam; làm chủ công nghệ tạo chủng gốc phục vụ sản xuất một số loại vacxin, thuốc chống sốt rét artemisinin, thuốc cắt cơn nghiện ma túy Hentos, BAHUDO; thuốc điều trị Covid-19, sản xuất các chế phẩm sinh học, thực phẩm chức năng có giá trị như tinh nghệ Nano curcumin, Naturenz, Fucoidan, Khương Thảo Đan, thiết bị điện châm cứu...

Bên cạnh đó, Viện đã làm chủ nhiều công nghệ và ứng dụng vào triển khai sản xuất các vật liệu chữa cháy dạng bột, dạng bọt thế hệ mới, các vật liệu chống cháy cho các sản phẩm điện, gia dụng, công nghệ chế tạo nguyên liệu nhựa phân hủy sinh học từ nguồn phế liệu nông nghiệp trong nước, làm chủ công nghệ và lắp đặt các hệ thống chống sét các trạm xăng dầu trên cả nước,...

Viện cũng đã có những thành công nhất định giúp bảo vệ môi trường như: Nghiên cứu và áp dụng thành công, lắp đặt hàng ngàn trạm xử lý nước phèn, nước lợ, nước ô nhiễm phục vụ đồng bào, chiến sĩ tại các vùng sâu biên giới, nhiều bệnh viện tuyến huyện, các mô hình cấp nước sạch cho đông bào miên núi; chế tạo các loại chế phẩm xử lý nước thải, nước ô nhiễm dầu bằng công nghệ vi sinh, ứng dụng công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh; ứng dụng công nghệ xử lý nước thải khó phân hủy, Lò đốt rác thải rắn tại các đô thị, khu công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản; Công nghệ xử lý đất nhiễm dioxin bằng biện pháp sinh học...

Trong lĩnh vực Chuyển đổi số, Viện Hàn lâm là đơn vị tư vấn, trình Chính phủ cho phép phát triển internet và xây dựng cổng kết nối đầu tiên ở Việt Nam. Viện Hàn lâm đã tham gia tích cực trong việc tư vấn kỹ thuật cho các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Trung ương Đảng và các bộ ngành như tư vấn kiến trúc logic, chức năng của Cổng dịch vụ công Quốc gia và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phát triển các phần mềm tìm kiếm trong mạng thông tin diện rộng và xây dựng Hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin trên Internet hỗ trợ công tác tham mưu, thẩm định cho Văn phòng Trung ương Đảng; Xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ: tính toán tối ưu, mô hình mô phỏng, quản lý hỗ trợ ngành y, bệnh viện; bản đồ công nghệ....

Trong lĩnh vực An ninh Quốc phòng, Viện đã tiến hành các nghiên cứu về thiết kế chế tạo thành công máy bay trực thăng không người lái, thiết bị này có thể mang phổ kế hoặc camera quan sát (theo thời gian thực). Cùng với đó là thực hiện các nghiên cứu về vật liệu, về thiết kế xây dựng các thành phần ứng dụng trong chế tạo tên lửa như các dạng vật liệu Compozit cacbon - cacbon chế tạo loa phụt cho tên lửa phòng không tầm thấp;

Viện cũng đã chế tạo vật liệu compozit polyme (PA610, TΦ60, mảng PET-E50) cho chế tạo thân cảm biến ống phóng và thân vỏ liều mồi của động cơ hành trình của tên lửa; Nghiên cứu thành công lõi xuyên động năng đạn pháo 85mm từ hợp kim hệ WC-Ni và lõi xuyên động năng đạn pháo 100mm dùng trên xe tăng T54/T55 từ hợp kim cứng hệ WC–Ni Fe–Co. Bên cạnh đó, Viện cũng chế tạo một số mác vật liệu nhựa đặc chủng ứng dụng trong quốc phòng; Vật liệu từ cứng AlNiCo-X ứng dụng làm gương từ trong đầu tự dẫn, nam châm cảm biến ngòi nổ, nam châm máy phát tuabin khoang lái và nam châm cảm biến tốc độ góc; Các vật liệu hợp kim đặc biệt cho lõi đạn xiên, sơn tàng hình chống phản xạ,...

Trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm đã thực hiện thành công dự án vệ tinh VNREDSAT-1 là vệ tinh ra-đa quan sát Trái đất đầu tiên ở Việt Nam. Viện cũng đã chế tạo, phóng thành công các vệ tinh nhỏ. Thử nghiệm và chuyển giao công nghệ máy bay không người lái đầu tiên ở Việt Nam.

Trong khi đó, ở lĩnh vực khoa học biển và trái đất, Viện Hàn lâm đã nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên, vùng Đồng Tháp Mười  và nhiều vùng, miền khác. Viện Hàn lâm cũng chủ trì xây dựng bộ bản đồ quốc gia Việt Nam, đề xuất các mô hình trồng rừng và tổ chức, quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Viện Hàn lâm đã triển khai tốt Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và duy trì hoạt động của hệ thống đài trạm phục vụ nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản. Viện Hàn lâm cũng đã tham gia nghiên cứu, đánh giá tác động địa chấn kiến tạo đến sự ổn định công trình thủy điện bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 20 phút trước
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ung thư mới, mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế và triển vọng trong việc phát hiện và cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.