SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Nhà đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế trong thị trường M&A Việt Nam

13:49, 13/03/2024
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài áp đảo thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) là dấu hiệu chuyển hướng của thị trường từ đầu tư cơ hội sang đầu tư chiến lược dài hạn.

Ngày 12/3, tại TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội thảo Ngành hàng tiêu dùng và phân phối "Xu hướng M&A và chiến lược kêu gọi đầu tư bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam".

Số liệu từ KPMG cho thấy 3 năm trước đây, nếu các nhà đầu tư nội vượt trội trong thị trường M&A thì trong năm 2023, top 5 thương vụ có giá trị cao nhất thuộc về nhà đầu tư ngoại.

HoithaoM&A

 Các chuyên gia tham gia thảo luận tại hội thảo.

Theo TS Nguyễn Tuấn Anh - Giảng viên Tài chính - Đại học RMIT Việt Nam, dự báo nhà đầu tư nước ngoài sẽ hướng tới doanh nghiệp Việt có chiến lược đầu tư đầu tư sản phẩm ổn định và lâu dài trong các ngành nông nghiệp và thực phẩm.

Bên cạnh đó, ở ngành hàng tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng tham gia mạnh vào các thương vụ M&A tại Việt Nam. Cụ thể, Tập đoàn Nhật Bản Sojitz thông qua Sojitz Asia Pte.Ltd. và Công ty TNHH Sojitz Việt Nam mua lại toàn bộ công ty phân phối thực phẩm lớn nhất Việt Nam là Công ty cổ phần Đại Tân Việt (New Viet Dairy).

Lý giải xu hướng trên, TS Nguyễn Tuấn Anh - cho rằng trước tình hình kinh tế đồng yên mất giá và các ràng buộc về kinh doanh với cổ đông, các doanh nghiệp bắt đầu mang tiền đi đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là lựa chọn tốt.

Ngoài ra, hiện nay các nhà đầu tư Nhật Bản cũng quan tâm đến logistics, đặc biệt là chuỗi cung ứng lạnh.

Không chỉ có Nhật Bản, luật sư Đào Tiến Phong - Giám đốc điều hành hãng luật Investpush - nhận định nhiều nhà đầu tư như Mỹ, Singapore, Trung Quốc cũng quan tâm đến thị trường M&A của Việt Nam. Đáng chú ý, các nhà đầu tư Trung Quốc muốn mua tại một phần cổ phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã có sẵn đơn hàng đi Mỹ và châu Âu.

"Ở khu vực phía Nam, để không mất thời gian xây dựng nhà máy và đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, các nhà đầu tư yêu thích M&A hơn đầu tư trực tiếp", luật sư Đào Tiến Phong nói.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài là xu hướng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam do nguồn vốn trong nước đắt đỏ và khó tiếp cận. Bên cạnh việc nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn, các doanh nghiệp còn tìm kiếm các yếu tố khác khi mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài qua các thương vụ M&A như: công nghệ, kỹ năng, quản trị, thị trường,…

Cũng theo bà Phạm Chi Lan, việc tìm kiếm các nhà đầu tư mới, tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cần. Để tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn bên ngoài, điều quan trọng hơn là chính sách vĩ mô phải tốt, từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trong quá trình M&A.

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 53 phút trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 17 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 17 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.