Mỹ phát triển vaccine chống SARS-CoV-2 tiêm qua đường mũi
(SHTT) - Các nhà khoa học thuộc Trường Y Đại học Washington ở St. Louis, Mỹ mới đây đã tuyên bố phát triển thành công loại vaccine tiêm qua đường mũi mới cho hiệu quả cao trong chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Vaccine mới được báo cáo có thể tạo phản ứng miễn dịch mạnh ở các tế bào niêm mạc trong mũi và đường hô hấp trên, đồng thời cung cấp khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và chống lây nhiễm. Kết quả hiện đã được chứng minh thông qua các thử nghiệm trên chuột bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm.
Vaccine thông thường được đưa vào cơ thể qua tiêm bắp nhằm tối đa hóa khả năng kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể con người vì có thể nhanh chóng đi vào đường máu và lập tức có tác dụng để phát huy nhanh hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, vaccine mới của các nhà khoa học Mỹ lại được thiết kế để đưa vào vị trí nhiễm trùng đầu tiên của cơ thể: Mũi và hệ hô hấp.
BS Michael Diamond, Herbert S. Gasser, giáo sư vi sinh phân tử, bệnh lý học và miễn dịch học cho biết, quyết định đưa vaccine vào cơ thể thông qua đường hô hấp là dựa trên kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đây đối với vaccine cúm đường mũi. Qua thực tế, những vaccine cúm truyền qua đường mũi trước đây đã cho thấy khả năng miễn dịch đường hô hấp ngay lập tức và cũng cho hiệu quả điều trị cao hơn.
Vaccine đường mũi sử dụng dạng adenovirus bất hoạt. Các vaccine gốc adenovirus được phát triển trước đầy từ các bệnh truyền nhiễm khác như SARS, MERS và Ebola, ứng dụng trong thực tế được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong những thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng.
GS Diamond giải thích: “Chúng tôi xóa các gene quan trọng để virus không thể tái tạo. Virus chỉ có thể di chuyển đến, thâm nhập vào tế bào và sản xuất một vòng protein, không thể tạo ra adenovirus mới. Loại virus này không hoàn toàn là virus bất hoạt, chỉ là loại bỏ khả năng di truyền của chúng".

Ứng dụng vào thực tế hiện nay, để tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2, nhóm nghiên cứu đã bổ sung cho virus adenovirus một protein spike. Vaccine được mã hóa với protein spike Covid-19 là mục tiêu của những phản ứng kháng thể tự vệ. Khi được tiêm qua mũi, những phản ứng kháng thể sẽ được tạo ra ngay trong đường hô hấp, cho phép ngăn chặn virus ở giai đoạn đầu của chu trình lây nhiễm trước khi virus có thể lây lan trong cơ thể bệnh nhân.
Vaccine mới kết hợp 2 đột biến vào protein spike giúp khóa cấu trúc adenovisrus có lợi nhất để phát triển kháng thể tự vệ. Trong công trình nghiên cứu, nhóm nhà khoa học truyền văcxin cho chuột qua mũi và tiêm bắp.
Nhóm nghiên cứu xác định được, các vaccine tiêm thông thường ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng của CovidD-19 như viêm phổi nhưng không ngăn ngừa nhiễm trùng mũi và phổi, những người được tiêm vẫn có thể gây lây lan virus cộng đồng.
Nhưng nếu tiêm qua mũi, vaccine có thể ngăn ngừa nhiễm trùng trên toàn bộ đường hô hấp trên và dưới, những người được tiêm chủng sẽ không lây lan virus hoặc xuất hiện các triệu chứng Covid-19 ở các cơ quan khác.
Theo GS Diamond, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều loại vaccine, được phát triển trên cơ sở adenovirus trước đây, nhưng rất ngạc nhiên về mức độ hoạt động hiệu quả khi được tiêm qua đường mũi. Nhóm nghiên cứu hiện đang thử nghiệm loại vaccine tiêm qua mũi ở linh trưởng và lên kế hoạch chuyển sang thử nghiệm điều trị trên người nhanh nhất có thể.
Bình An
-
Microsoft kí hợp đồng cung cấp kính thực tế ảo cho quân đội Mỹ với giá trị lên tới hàng chục tỉ đô
Nguyên mẫu tên lửa SpaceX Mars phát nổ trong chuyến bay thử nghiệm
Cần xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KHCN và đổi mới sáng tạo
Triệu hồi gần 17.000 xe ô tô BMW có nguy cơ cháy nổ cao
-
Microsoft kí hợp đồng cung cấp kính thực tế ảo cho quân đội Mỹ với giá trị lên tới hàng chục tỉ đô
-
Nguyên mẫu tên lửa SpaceX Mars phát nổ trong chuyến bay thử nghiệm
-
Cần xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KHCN và đổi mới sáng tạo
-
Triệu hồi gần 17.000 xe ô tô BMW có nguy cơ cháy nổ cao
-
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang: Khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vị thế
-
533 triệu số điện thoại người dùng Facebook đang bị rao bán trên Telegram
-
Nam Định: Triển khai OCOP vẫn còn nhiều khó khăn
-
Robot – công cụ đắc lực trong cuộc chiến chống lại COVID-19
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Công trình 189 Minh Khai vi phạm TTXD 'mọc' trên đường vành đai 2
-
Hai công ty thể thao hàng đầu bị kiện vì vi phạm nhãn hiệu
-
Microsoft kí hợp đồng cung cấp kính thực tế ảo cho quân đội Mỹ với giá trị lên tới hàng chục tỉ đô
-
Nguyên mẫu tên lửa SpaceX Mars phát nổ trong chuyến bay thử nghiệm
-
Ma trận thực phẩm chức năng: Ai đứng sau nhóm sản phẩm 'bẩn'?
-
Những vụ đạo văn nổi tiếng trong lịch sử
-
Tình hình sức khỏe các tình nguyện viên tiêm thử nghiệm mũi 2 vaccine COVIVAC
-
Cổ phiếu SCG chính thức giao dịch từ ngày 12/4/2021
-
MV LAYLALAY của Jack tiếp tục bị cuốn vào nghi vấn đạo nhạc Selena
-
Cần xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KHCN và đổi mới sáng tạo