SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Lạng Sơn: Kịp thời bắt giữ 14.000 sản phẩm nhập lậu

07:17, 04/09/2020
(SHTT) - Bằng công tác nghiệp vụ, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã ngăn chặn kịp thời một xe ô tô vận chuyển 14.000 sản phẩm nhập lậu, trong đó có 3.000 chiếc khẩu trang vải và 1.000 lọ kem dưỡng da không rõ nguồn gốc.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn, thực hiện chỉ đạo về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển hàng hóa đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Đội QLTT số 6 phối hợp với phòng Đội 3, PC05 phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô khách loại 16 chỗ ngồi, biển kiểm soát 98B-027.40 đang vận chuyển hàng hóa vi phạm đi tiêu thụ.

Tại hiện trường kiểm tra, ông Nguyễn Văn Hiệp trú tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là lái xe đồng thời là chủ hàng đã xuất trình cho lực lượng chức năng 01 tờ hóa đơn bán hàng do hộ kinh doanh Lê Thị Hồng có địa chỉ tại Kho B2, đường Bắc Nam Tân Thanh, xã Tân Thanh huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đứng tên. Đây là người bán hàng và phát hành hóa đơn.

Sau khi làm việc với chủ hàng hóa trên, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa vận chuyển trên xe ô tô và phát hiện: 8 loại hàng hóa với gần 10.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa là đồ gia dụng, đồ dùng gia đình, phụ liệu may mặc, phụ kiện điện thoại các loại có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam. 

Đáng lưu ý, lực lượng chức năng còn phát hiện có 1.000 lọ kem dưỡng da loại 30g/lọ và 3.000 cái khẩu trang vải có trị giá ước tính khoảng trên 50.000.000 đồng, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp là hàng hóa nhập lậu.

Ngay sau đó lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa và phương tiện cùng tờ hóa đơn bán hàng trên của ông Hiệp là lái xe đồng thời là chủ hàng đã xuất trình để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

khau-trang-3-9-2020

 

Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:

Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác; Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm; Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác.

Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá; Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu; Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng; Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại; Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hành vi vi phạm về thương mại điện tử; Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam; Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại. Trong đó: Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên…

Phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định trong các trường hợp: Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định; Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký…

Hành vi đầu cơ hàng hóa, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng…; Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định.

Hành vi vi phạm về khuyến mại, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng quy định về việc cung cấp, công khai thông tin về hoạt động khuyến mại khi thực hiện khuyến mại; Thu các khoản phí, lệ phí, tiền từ khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào khác khi thực hiện hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền…

Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định; Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định.

An Dương

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.