SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Louis Vuitton và những vụ tranh chấp bản quyền thời trang

17:07, 21/02/2019
(SHTT) - Cũng như nhiều hãng thời trang khác, Louis Vuitton đã không ít lần phải ra tòa bởi những vụ tranh chấp bản quyền, đối đầu với nhiều "đại gia" lớn.

Mẫu ví đồ chơi trẻ em và Louis Vuitton vướng vụ kiện bản quyền

Đây là chiếc ví của một công ty đồ chơi tại bang California, Mỹ có tên là Pooey Puitton. Chiếc ví có màu sắc bắt mắt, hài hước dành cho trẻ em này được bán với giá 59,99 USD (khoảng hơn 1 triệu đồng). Tuy nhiên, chỉ vì tên của chiếc túi xách nghe có vẻ hơi giống hãng thời trang cao cấp Louis Vuitton mà hãng thời trang xa xỉ đã có những động thái can thiệp vào hoạt động bán sản phẩm.

Công ty tạo ra sản phẩm Pooey Puitton đã đệ đơn kiện Louis Vuitton để giành lại toàn quyền sở hữu sản phẩm này.

ban quyen thoi trang

 

Louis Vuitton thắng trong vụ tranh chấp tại Nhật Bản

Vụ tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu thiết kế nổi tiếng Toile Monogram của Louis Vuitton, các họa tiết hoa văn thiết kế được sắp xếp, sử dụng in trên quần áo và phụ kiện là sản phẩm của thương hiệu này.Louis Vuitton đã cáo buộc Junkmania, một nhà bán lẻ online trái phép giày, mũ và các mặt hàng thời trang khác thông qua các trang web thương mại điện tử Junkmania. Cá nhân này đã sử dụng vật liệu từ các sản phẩm Louis Vuitton cũ để tạo ra sản phẩm và sau đó bán các sản phẩm re-make.

Louis Vuitton đã đệ đơn khiếu nại theo luật về cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản. Theo khoản 2 mục 1 Luật Phòng chống Cạnh tranh không lành mạnh, việc sử dụng dấu hiệu nhận biết thiết kế nổi tiếng mà không xin phép là vi phạm pháp luật.

louis-vuiton

 

Tuy nhiên, các đối tượng bị cáo buộc khẳng định rằng điều này đã rất phổ biến trong sản xuất khi làm lại hoặc chỉnh sửa các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng nhưng đã cũ. Người tiêu dùng rõ ràng có thể nhận thấy các sản phẩm thu được là làm lại, chứ không phải là hàng giả hoặc các sản phẩm mới. Junkmania còn cho rằng đây là các thiết kế chứ không phải là dấu hiệu, bởi vậy, không thể áp dụng Luật Phòng chống Cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, Tòa án Nhật Bản đã bác bỏ lập luận này và cho rằng khi người mua nhìn vào các sản phẩm sẽ nghĩ đến thiết kế của Louis Vuitton và việc làm mới lại các sản phẩm cũ cũng gây nhầm lẫn tương tự. Hơn nữa, Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh không chỉ cần thiết trong trường hợp nhầm lẫn thực sự xảy ra mà còn áp dụng trong trường hợp sử dụng trái phép thương hiệu nổi tiếng với mục đích thương mại.

Louis Vuitton và Gucci đối đầu

Show diễn Gucci Cruise 2018 đã tung ra 117 bộ trang phục với các kiểu dáng ấn tượng hoà phối cùng nhiều gam màu mang đậm tinh thần Phục hưng thể hiện đúng những gì mà thương hiệu này đang hướng tới.

Gucci

 

Dù nhận được nhiều khá nhiều lời khen vì tư duy sáng tạo đổi mới từng ngày từ tạp chí Vogue, nhưng nhà mốt Ý lại nhanh chóng bị giới mộ điệu phát hiện vì sự giống nhau đến 90% với một thiết kế riêng của Louis Vuitton từ 29 năm trước.

Về phía Louis Vuitton, hãng thời trang này lại bị nghi là tiếp tục "dằn mặt" Gucci khi ra mắt BST túi cho mùa mới với các mẫu sticker đính kết trên thân túi gần giống với Gucci. BST mới của Louis Vuitton còn muốn gửi gắm thông điệp "Make up your" đầy tính cá nhân tuỳ theo sở thích từng người nhằm tạo nên một sắc màu trẻ trung tươi mới cho thương hiệu này. 

Louis Vuitton thua kiện về hàng giả

Tòa án tối cao của Singapore đã từng đưa ra quyết định bác bỏ đơn kháng cáo Louis Vuitton trong một vụ tranh chấp với Megastar Shiping, một công ty vận chuyển hàng hóa. Công ty này bị kiện vì nghi vấn xâm phạm nhãn hiệu, cụ thể là việc vận chuyển hàng giả.

Vụ kiện bắt đầu vào tháng 4 năm 2013. Nguyên đơn là Burberry và Louis Vuitton, trích trong luật về bảo hộ nhãn hiệu rằng hành vi sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa mà chưa được sự cho phép là một hành động xâm phạm.

ban quyen thoi trang 1

 

Tuy nhiên vào năm 2017, Megastar được xác nhận không phải là đơn vị nhập khẩu số hàng giả trên mà chỉ là đơn vị trung gian nhận hàng ở Singapore sau đó chuyển sang Indonesia, và cũng không hề biết rằng chỗ hàng hóa đó là giả. Do đó, Tòa án xác nhận không có đủ chứng cứ để buộc tội Megastar Shiping.

Burberry và Louis Vuitton gửi đơn kháng cáo sau khi quyết định này được đưa ra. Theo Tòa án Singapore, để giải quyết được đơn kháng cáo cần phải xem xét lại bộ luật về bảo hộ nhãn hiệu cũng như đối tượng cần chịu trách nhiệm. Họ cho rằng cần phải có sự phân chia rõ ràng giữa đối tượng xâm phạm và đối tượng vô tình liên quan.

Minh Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Liên kết hữu ích