SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Ford bị tố sử dụng sáng chế khi chưa xin phép

17:00, 18/02/2019
(SHTT) - Mới đây, 3 vị giáo sư tại Mỹ đã nộp đơn kiện Ford lên tòa án liên bang về hành vi sử dụng sáng chế hệ thống phun nhiên liệu kết hợp trực tiếp và gián tiếp của họ mà không trả tiền phí bản quyền.

Theo BloomBerg, nội dung đơn kiện nêu rõ, 3 vị giáo sư gồm Leslie Bromberg, Daniel R. Cohn và John B. Heywood là người phát minh ra phương pháp kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp và gián tiếp được cho sẽ giúp tạo hỗn hợp khí-nhiên liệu tốt hơn. Sau khi được MIT trao cho quyền sở hữu bằng sáng chế, 3 vị giáo sư này đã thành lập một công ty để cấp phép công nghệ trên.

Vào năm 2014, nhóm các nhà sáng chế này đã liên hệ với Ford để đề nghị hợp tác và cấp phép bằng sáng chế nhưng chính Ford từ chối lời đề nghị. Tuy nhiên, sau đó Ford lại bắt đầu sử dụng hệ thống phun nhiên liệu kết hợp cho các động cơ của mình.

Năm 2017, hãng này chính thức sử dụng công nghệ trên lên nhiều động cơ như: V6 3.3L hút khí tự nhiên, EcoBoost V6 2.7L, EcoBoost V6 3.5L, và V8 5.0L hút khí tự nhiên.

ford

 

Hiện tại, 3 vị giáo sư trên đã đệ đơn kiện Ford lên toàn án liên bang và yêu cầu một khoản tiền bản quyền chưa xác định cho mỗi chiếc xe được bán ra có sử dụng công nghệ này. Hiện vụ kiện đang chờ được xử lý và tòa án cần quyết định liệu phương pháp kết hợp hai dạng phun nhiên liệu của Ford có thực sự tương đồng với bằng sáng chế của 3 giáo sư MIT không vì phương pháp này không được độc quyền trên động cơ Ford.

Có rất nhiều động cơ của hãng khác cũng dùng phương pháp này như động cơ LT5 V8 siêu nạp trên Chevrolet Corvette ZR1, công nghệ này cũng xuất hiện trên nhiều động cơ của hãng xe Toyota, bao gồm động cơ V6 trên Avalon mới và động cơ Boxer của GT86 và SUbaru BRZ.

Cũng theo hãng tin Bloomberg, Giám đốc sở hữu trí tuệ của Ford đã gặp các giáo sư nói trên để yêu cầu họ đồng ý dần xếp để rút lại đơn kiện. Đổi lại, Ford sẽ hợp tác với 3 giáo sư Bromberg, Cohn và Heywood để quảng cáo cho công nghệ khác của họ.

Lâm An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.