SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 20/03/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Các nước châu Á mua bản quyền ASIAD với mức giá nào?

16:28, 01/08/2018
(SHTT) - Trong khi Việt Nam vẫn chưa mua được bản quyền ASIAD 2018 thì điều người hâm mộ quan tâm lúc này chính là mức giá mà các nước châu Á phải bỏ ra để mua bản quyền giải đấu này.

Theo một số nguồn tin, giá bản quyền truyền hình trọn gói của sự kiện Asiad tại lãnh thổ Việt Nam do phía đối tác KJSMWORLD CORP, công ty có trụ sở tại Hàn Quốc - đơn vị mua lại từ Ban tổ chức Á vận hội, chào hàng với mức 3-4 triệu USD. Đây là số tiền mà VTV cho rằng rất không hợp lý, bởi ngay cả sức hút của Olympic Việt Nam rất lớn sau thành công ở VCK U23 châu Á, cũng không cao như vậy.

Ngoài VTV, một số đài truyền hình khác cũng đang có những động thái riêng. Tuy nhiên, khả năng khán giả Việt Nam không thể xem U23 Việt Nam, Hoàng Xuân Vinh, Ánh Viên,… trên sóng truyền hình khá cao.

Trong khi ở Việt Nam, vấn đề bản quyền truyền hình đang khá nóng thì một số quốc gia khác đã mua từ cuối tháng 11/2017. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (TQ), Ấn Độ, Philippines và Qatar đã có bản quyền thời điểm đó. Số tiền chào giá thời điểm cách đây gần 1 năm không quá cao như hiện tại.

asiad

 

Tuy nhiên, tình trạng "ngán ngẩm" vì giá bản quyền không chỉ diễn ra ở các nhà đài Việt Nam. Đối với một khu vực có tiềm lực kinh tế hàng đầu châu Á như Hong Kong thì con số 6 triệu USD mà nhà phân phối đưa ra cũng là mức giá "khó nuốt".

Đây là mức giá bằng gần một nửa giá bản quyền World Cup 2018, trong khi khả năng thu hồi vốn từ các hợp đồng quảng cáo là thấp hơn rất nhiều, chứ chưa nói đến kiếm lời. Khi mà Hong Kong đã gần như bỏ cuộc thì bên bán đã chịu "nhượng bộ" khi giảm giá bản quyền ASIAD 2018 xuống chỉ còn 1/3, tức là khoảng 2 triệu USD. Rõ ràng, đây là mức giá hợp lý hơn nhiều. Cũng cần nói rằng, ASIAD 2018 là kỳ ASIAD có nhiều VĐV Hong Kong tham dự nhất trong lịch sử (700 VĐV), nên bản quyền phát sóng giải đấu này rất quan trọng đối với họ.

Trong khi đó, phía chủ nhà Indonesia, Ủy ban Olympic của họ (INASGOC) cho biết có thể chi khoảng 800 tỷ rupiahs (khoảng 55,2 triệu USD) để tường thuật và phát sóng 38 trên 40 môn thể thao ở Asiad.

INASGOC đã thuê Swiss International Games and Broadcast Services phụ trách hạ tầng, Dentsu giữ bản quyền Asiad 2018 và tập đoàn Emtek Group chịu trách nhiệm bản quyền phát sóng ở Indonesia.

Dù bản quyền Asiad có giá cao nhưng bằng nhiều cách huy động vốn khác nhau, quốc gia lớn của châu Á vẫn cứ mua để phục vụ người hâm mộ. Tất nhiên, trong xu thế xem truyền hình phải trả tiền, các đài này cũng sẽ tính toán để thu lại cả vốn lẫn lời.

Thái Vy

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) – Ngày 15/3, Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn những điều kiện để một tác phẩm có sự hỗ trợ từ AI được đăng ký bản quyền.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Phát hiện hành vi giả mạo nhãn hiệu gây thiệt hại lớn cho doanh thu và danh tiếng công ty, BuzzBallz đã khởi kiện thương hiệu Endless Summer, yêu cầu tiêu hủy toàn bộ sản phẩm liên quan.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Các chuyên gia y tế khuyến nghị các Chính phủ châu Phi nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với vắc xin và thuốc được sản xuất tại những quốc gia của lục địa này để gặt hái những thuận lợi từ việc xây dựng đà sản xuất vắc xin.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, toà án tối cao Delhi, Ấn Độ đưa ra phán quyết tuyên bố logo chữ “H” cách điệu của công ty thời trang đến từ Pháp, Hermès International là nhãn hiệu mang tính biểu tượng của hãng trong vụ kiện giữa Hermès và một công ty chuyên sản xuất giày dép có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Chủ bản quyền của ban nhạc Mỹ đình đám Earth, Wind & Fire (EWF) đã đệ đơn kiện đối thủ sử dụng nhãn hiệu của mình để lừa đảo và chuộc lợi từ fan hâm mộ nhóm.