SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 03/04/2024
  • Click để copy

Bảo vệ bản quyền phim ảnh trên môi trường Internet cần một hành lang pháp lý đủ mạnh

07:23, 04/12/2023
(SHTT) - Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số, điều này gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn tới các nhà sáng tạo nội dung nói riêng và nền kinh tế công nghiệp văn hóa nói chung. Do đó, cần có hành lang pháp lý mạnh hơn để bảo vệ bản quyền trên Internet.

Theo thông tin tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc - điện ảnh - truyền hình số”, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội, đưa đến nhiều công cụ sáng tạo mới, đồng thời tạo ra môi trường lưu giữ, phương thức phân phối và các hình thức khai thác, sử dụng mới đối với các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng…

Tuy nhiên, những công nghệ mới cũng khiến các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bản quyền tác phẩm nở rộ trên Internet. Theo các thống kê báo cáo, Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số, gây thiệt hại tới 348 triệu USD năm 2022 (tương đương 7.000 tỷ đồng).

Trước thực trạng đó, việc điều chỉnh các chính sách để phù hợp hơn là điều vô cùng cần thiết.

Theo các chuyên gia, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Bên cnahj đó, vào tháng 4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ VHTTDL cũng đã tham mưu trình Chính phủ tham gia 2 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả, quyền liên quan trên Internet: Hiệp ước WCT và Hiệp ước WPPT… góp phần giải quyết những thách thức đặt ra bởi công nghệ kỹ thuật số hiện nay, đặc biệt là đối với yêu cầu bảo hộ các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình được sáng tạo, lưu trữ, phổ biến và sử dụng trên Internet. 

Những chính sách này đã giúp hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ, quản lý và thực thi bản quyền tương đối đồng bộ, giúp công tác quản lý và thực thi công tác về bảo hộ sở hữu trí tuệ được hiệu quả hơn. Các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan về cơ bản đã đi vào cuộc sống, đóng vai trò tích cực, thúc đẩy sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học, bảo vệ lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân sử dụng và công chúng. Các quyền về nhân thân và tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan được tôn trọng.

Tuy vậy, vẫn chưa thể xử lý được triệt để việc vi phạm bản quyền. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần có các giải pháp để xử lý các hành vi xâm phạm bản quyền tác giả, quyền liên quan để làm sao đảm bảo sự công bằng đối với những người sáng tạo nội dung, chủ sở hữu quyền.

vi-pham-ban-quyen

 

Theo Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Phạm Thị Kim Oanh cho rằng, với bối cảnh hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là quy định về bảo hộ bản quyền trên môi trường kỹ thuật số, hướng tới xây dựng Luật Bản quyền tác giả độc lập.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong nước và quốc tế cũng cần được đẩy mạnh, đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng trong toàn xã hội, đồng thời nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, cảnh báo họ không nên mua quảng cáo ở các website/mạng xã hội vi phạm bản quyền.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan cũng cần liên tục trau dồi năng lực, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để gia tăng hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm bản quyền trên Internet.

Bà Kim Oanh cũng cho rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ- ISP cũng cần được nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác thực thi quyền tác giả trên môi trường kỹ thuật số.

ban-quyen-phim

 

Vị lãnh đạo Cục Bản quyền tác giả cũng nhấn mạnh, bên cạnh các hành động của cơ quan chức năng, các đơn vị đại diện tập thể bản quyền trong việc thực thi, bảo vệ bản quyền cũng cần phải chủ động hơn nữa trong việc áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo quy định của pháp luật, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Bên cạnh đó, Phó Cục trưởng cũng nhắc tới việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả trên môi trường kỹ thuật số. Nhà nước cần có các chính sách tổng thể để tạo thị trường, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mà Việt Nam có thế mạnh.

Quỳnh Trang

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 18/12/2023 đến ngày 10/3/2024. các lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện và xử lý 704 vụ vi phạm.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Công tác xác lập quyền sở hữu công nghiệp ngày càng được chú trọng. Các tổ chức, cá nhân có sự quan tâm đến việc bảo hộ các thành quả lao động sáng tạo do mình tạo ra qua việc đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
Tổng Cục Quản lý thị trường vừa phát hiện Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Kim Hương Dinh bày bán các sản phẩm vàng trang sức có dấu hiệu giả các thương hiệu nổi tiếng như: Chanel, Cartier, LV, Bulgari,… dưới dạng khuyên tai, vòng tay, nhẫn, dây chuyền.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 2/4 vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn có hành vi bán hơn 300 sản phẩm phụ tùng ô tô không rõ xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Sở hữu Trí tuệ năm 2024, TS. Nguyễn Quốc Hà – Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hà Nội cho biết hoạt động sở hữu công nghiệp năm 2024 tại Hà Nội sẽ được quan tâm và đẩy mạnh khai thác theo hướng phát triển tài sản trí tuệ.