Giải pháp tăng cường hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia, địa phương.
Sở hữu trí tuệ phải đóng vai trò như một động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khuyến khích và đảm bảo hoạt động cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ sở hữu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Do đó, vai trò của công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng.
Để tăng cường có hiệu quả của công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp, để từ đó đáp ứng yêu cầu thực tế, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan nhà nước trong các hoạt động thực thi quyền và nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của Luật sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định đã đề xuất một số giải pháp:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về sở hữu trí tuệ từ Trung ương đến địa phương để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về tôn trọng quyền SHCN, chấp hành quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, cần tăng cường hoạt động phối hợp, trao đổi, chia sẻ, cung cấp thông tin trong hệ thống thực thi quyền SHCN. Trong đó, bên cạnh việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền, thì việc tăng cường sự phối hợp giữa chủ thể quyền với cơ quan thực thi, các tổ chức quản lý tập thể, tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng là yêu cầu cần thiết.
Thứ ba, cần nâng cao năng lực nguồn nhân lực của các cơ quan thực thi quyền SHCN, nhất là khi nguồn nhân lực chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ tại địa phương còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng; đồng thời cần nâng cao năng lực thực thi công vụ cho cơ quan chuyên môn về SHTT.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHCN, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.
Thứ năm, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thường xuyên phối hợp với Sở KH&CN địa phương tiến hành thanh tra các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Qua đó, giúp các địa phương nâng cao nhận thức, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay, bài học quý và kỹ năng chuyên môn của Thanh tra Bộ.
TIN LIÊN QUAN
-
Công ty CP dinh dưỡng miền Bắc HASOVI: Cần làm rõ thông tin khách hàng phản ánh về Sữa Samilait Gain 4
-
Quảng Bình: Thu giữ lô mũ thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ
-
Quảng Ninh: Kiểm tra, xử lý gần 1.000 đơn vị thực phẩm nhập lậu
-
Bình Định 'mạnh tay' xử lý vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ
Tin khác
- Đặt mua điều hòa âm trần cassette hopphat.com
- bảng giá hộp giảm tốc Dolin