SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 08/05/2024
  • Click để copy

VUSTA: Lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu Trí tuệ

06:57, 08/10/2019
(SHTT) - Vào chiều ngày 7/10, Hội thảo góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu Trí tuệ đã được diễn ra thành công tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Hội thảo được diễn ra dưới sự chủ trì của ông Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và ông Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, ông Đoàn Năng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KH&CN, ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Hỗ trợ cộng đồng...

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Phan Tùng Mậu cho biết, Luật Sở hữu Trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 (Luật số 50/2005/QH11) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật số 36/2009/QH12) và năm 2019 (Luật số 42/2019/QH14) (sau đây gọi là Luật SHTT) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ.

luat so huu tri tue 1

 Toàn cảnh Hội thảo góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành, Luật SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn hơn 10 năm thi hành, cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính cũng như để bảo đảm thi hành các cam kết về SHTT trong các FTA mà Việt Nam đã và đang đàm phán hoặc đã ký kết. Do vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết.

Trình bày về nội dung sửa đổi, bố sung Luật SHTT, bà Đỗ Thị hạnh – Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, mục tiêu của dự thảo luật về quyền tác giả và quyền liên quan là: Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ về nội dung quyền tác giả, quyền liên quan nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành; bảo đảm ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

luat so huu tri tue 9

 

Về quyền sở hữu công nghiệp, dự thảo hướng đến mục tiêu bảo đảm điều kiện cho việc khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ do Nhà nước đầu tư thông qua các quy định cụ thể về quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách nhà nước; hoàn thiện các quy định liên quan đến thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, hữu hiệu trong việc xác lập, duy trì quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, các thủ tục xử lý ý kiến của người thứ ba cũng như việc áp dụng các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Về quyền đối với giống cây trồng, dự thảo đặt mục tiêu đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng giữa quyền lợi của chủ thể quyền và của xã hội thông qua việc hợp lý hóa cơ chế bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (mở rộng đối tượng bảo hộ, giới hạn quyền về việc giữ giống).

Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Bảo đảm cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả, hợp lý và khả thi thông qua việc đẩy mạnh biện pháp dân sự, thu hẹp phạm vi áp dụng biện pháp hành chính, hoàn thiện quy định về thực thi quyền trong môi trường kỹ thuật số, xử lý tên miền vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, cũng như các quy định liên quan đến phạm vi áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới.

luat so huu tri tue 10

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý nhưng đều đánh giá dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là một công trình công phu. Các đại biểu cũng đề nghị xây dựng Luật phải được trình Chính phủ vào tháng 10/2019 để Chính phủ lập đề nghị về Chương trình xây dựng Luật sửa đổi Luật SHTT trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước tháng 3/2020. Nếu được đồng ý, Dự án Luật phải được hoàn thiện trong năm 2020 để trình Chính phủ đầu năm 2021, sau đó trình Quốc hội thông qua năm 2021.

Minh Thư

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.