SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Vương Hùng Nam, anh nông dân làm giàu từ chính đam mê sáng chế

11:11, 20/03/2019
(SHTT) - Với sáng chế máy tách vỏ lạc, anh Vương Hùng Nam đã giúp bà con nông dân nâng cao sản xuất. Nhờ cải tiến nông nghiệp này, mỗi năm anh thu về 250 triệu đồng.

 Anh Vương Hùng Nam (41 tuổi, xóm Thin Thượng, xã Ngọc Động, Thông Nông, Cao Bằng) dù chỉ học hết lớp 5 nhưng đã tự mày mò, làm ra máy tách lạc có tay quay giúp gia đình và nhiều bà con nông dân thoát nghèo.

Sinh ra trong gia cảnh khó khăn, anh Nam quyết định vào miền Nam tìm việc và hướng phát triển kinh tế gia đình để cải thiện đời sống. Trong thời gian đó, anh quan sát thấy người dân có nhiều máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân có thể tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thu hoạch mùa màng, đặc biệt, anh ấn tượng với máy bóc lạc rất tiện ích nên chụp ảnh lưu lại.

vuong hung nam sang che

 Vương Hùng Nam, anh nông dân làm giàu từ chính đam mê sáng chế. Ảnh: Cao Bằng Online

Quyết tâm giúp gia đình và bà con giảm được thời gian và sự vất vả khi tách lạc, anh bắt đầu mày mò, tìm hiểu, tìm từng dụng cụ, tỉ mỉ, làm đi làm lại rất nhiều lần. Khó nhất là khâu vận hành máy, vì không được trực tiếp tìm hiểu mà chỉ qua hình ảnh lưu lại nên rất nhiều lần lắp xong nhưng không vận hành được, anh lại tháo ra và thử hơn chục lần mới có thể tìm ra chế độ vận hành phù hợp nhất. Bằng sự kiên trì, quyết tâm và niềm đam mê, cuối cùng, chiếc máy tách lạc do anh sáng chế, cải tiến đã thành công trước sự thán phục của gia đình, bà con.

Máy chạy trơn tru, tốc độ vận hành tối đa một giờ có thể tách được khoảng 10 kg lạc, trong khi nếu bóc thủ công một ngày, hàng chục công lao động mới tách được 10 kg. Hạt lạc tách bằng máy không bị bẹp, chạm xước vỏ.

Xã Ngọc Động, huyện Thông Nông là đất trồng lạc nên sản phẩm máy tách lạc của anh nhanh chóng được bà con tìm mua. Anh kể, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 80 chiếc, với giá thành từ 800.000 – 1.000.000 đồng/chiếc.

Bà con quê anh không còn phải tốn nhiều công hàng đêm bóc lạc cho kịp ngày chợ. Nhiều gia đình nhờ vậy mà có thêm thời gian làm các công việc khác tăng thu nhập.

Anh thợ cơ khí người Khmer cũng được được biết đến với máy tách vỏ lạc

Trước đó, chuyện anh thợ cơ khí người Khmer Kiên Hùng ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh chế tạo chiếc máy bóc tách vỏ lạc cũng đã gây sự ngạc nhiên cho các nhà khoa học.

Sinh ra trong gia đình nghèo, Kiên Hùng phải bỏ học khi chưa hoàn thành chương trình cấp hai. Năm 1989, ra quân, anh vào làm việc tại Xí nghiệp Sửa chữa tàu sông tỉnh Hậu Giang. Với lòng đam mê cơ khí, hai năm sau, khi rời xí nghiệp trở về quê hương, Kiên Hùng trở thành anh thợ cơ khí giỏi có tiếng. Lúc mới ra nghề anh “chuyên trị” việc đóng sửa máy suốt lúa. Rồi trong một dịp tình cờ, anh Ba Ngoan, một nông dân nhiều đời gắn bó với cây lạc ở tìm đến Kiên Hùng cầu cứu, đề xuất việc thử chế máy tách vỏ lạc, anh nhận lời ngay.  

Huyện Cầu Ngang, với những con giồng cát mênh mông nối nhau trải dài tít tắp, từ lâu đã được biết đến là “vương quốc” của cây lạc. 

Mùa mưa năm 1995, anh Kiên Hùng khăn gói và mang cả máy tiện, máy hàn ra ở hẳn nhà anh Ba Ngoan, bắt đầu công việc. Tháo rời chiếc thùng gỗ của chủ nhà ra, anh nhận ra rằng nếu sử dụng lực va đập thì tỷ lệ lạc hạt bị vỡ sẽ rất cao, khó đạt yêu cầu. Anh quyết định chuyển sang sử dụng nguyên lý lực ép nén. Vậy là gần chục đêm thức trắng với cây bút chì và quyển tập, hết vẽ rồi xóa, hết xóa lại vẽ. Cuối cùng, anh dừng lại ở mô hình bắt chước chiếc máy xay lúa mini.

Hơn một tháng trời, anh cứ phải mày mò làm thử và phải đến vài chục lần mới có thể tìm ra chế độ vận hành phù hợp nhất.

Việc Kiên Hùng “chế tạo” thành công chiếc máy bóc tách vỏ đậu phộng đã giải quyết được một khâu trọng yếu, tạo ra cơ hội lớn để nông dân huyện Cầu Ngang cũng như cả tỉnh Trà Vinh nhanh chóng mở rộng diện tích lạc lên đến con số vài chục lần so với trước đây. Nhiều hộ đã dám mạnh dạn trồng đến vài héc ta. Từ cây lạc, không ít hộ nông dân, nhất là nông dân Khmer thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Vân Trang

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty CP Công nghệ Mới Nhật Hải (OIC NEW) là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, chuyên về lĩnh vực công nghệ nano ứng dụng trong y dược, thủy sản, chăn nuôi, mỹ phẩm. Với những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và phát triển, OIC NEW đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, khẳng định vị thế của mình.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.