Nhà sáng chế miệt vườn Lê Phước Lộc nổi tiếng với cây kéo cắt tỉa cành đa năng
(SHTT) - Với những sáng chế dao kéo tỉa cành cây phục vụ cho bà con trồng cây ăn quả khắp cả nước, ông Lê Phước Lộc được mọi người ưu ái gọi là "nhà sáng chế miệt vườn".
Ở Tiền Giang, ông Lê Phước Lộc, sinh năm 1957, tại xã An Hữu (huyện Cái Bè) trở thành cái tên gần gũi với bà con miệt vườn. Ông đã có nhiều bằng sáng chế và giải pháp kỹ thuật được công nhận, trong đó hai sáng chế kéo cắt tỉa và vòi phun nước được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Nhà sáng chế miệt vườn Lê Phước Lộc nổi tiếng với cây kéo cắt tỉa cành đa năng
Chia sẻ trên PetroTimes, ông Lê Phước Lộc kể lại, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, thu nhập từ 2.000m2 vườn cây ăn trái do cha mẹ cho. Nhờ cần kiệm trong quá trình sản xuất, từ đó ông Lộc tiếp tục mua thêm gần 6.000m2 đất nữa để mở rộng sản xuất. Trên diện tích gần 8.000m2 đất ấy, ông Lộc bắt đầu trồng mít, xoài cát cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Vào năm 2000, ông có trồng thêm cây cam sành. Trong quá trình canh tác cam sành, ông nhận thấy việc thu hoạch và cắt tỉa những cành, trái kém phát triển và tạo tán cho cây rất khó khăn. Riêng đối với những trái có cành vươn xa ra ngoài mương, muốn thu hoạch trái thì phải bắc thang đứng dưới mương, mất quá nhiều thời gian và không an toàn. Xuất phát từ những khó khăn trên, năm 2002, ông nảy sinh ra ý tưởng chế tạo ra chiếc kéo cắt tỉa đa năng, dùng để cắt trái, tỉa cành trên cao và xa ngoài tầm tay, tiết kiệm được chi phí sản xuất, an toàn hơn và nâng cao lợi nhuận.
Chiếc kéo cắt tỉa đa năng có kết cấu rất đơn giản nhưng hiệu quả, tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà chiếc kéo có nhiều kích cỡ chiều dài từ 2 - 2,5m hoặc 3m. Kết cấu bằng nhôm có khả năng thu hoạch trái cây ở trên cao, cắt tỉa cành nhánh vô hiệu xa ngoài tầm tay với. Đối với việc cắt tỉa cành nhánh vô hiệu, kéo có thể cắt tỉa cành có đường kính 10mm, cắt tỉa những trái bị dị tật, da cám không hiệu quả để tập trung cho những trái tốt, chất lượng cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Còn với khâu thu hoạch trái trên cao, nông dân chỉ cần gắn thêm một cái vợt hứng trái vào đầu kéo cắt tỉa, phía bên dưới lưỡi cắt. Khi cắt, đưa kéo lên cuống trái, tay phải bóp cần kéo truyền động lên lưỡi kéo cắt sắc gọn, trái rớt vào vợt hứng rất êm ái, không trầy xước và không làm sút cuống trái. Kéo có thể dùng thu hoạch hầu hết các loại trái cây chủ lực trong nước như: Mãng cầu, cam, quít, vải, nhãn, bưởi, chôm chôm, hồng xiêm, bơ,... Đối với những quả to như quả bưởi, quả dừa, có thể không cần dùng vợt hứng mà cắt và kẹp chặt cuống trái đưa xuống rất nhẹ nhàng và tiện dụng.
Ngoài ra, ông Lộc còn có sáng chế vòi phun nước tự động. Ông Lộc trồng cam với kỹ thuật kéo cành xòe 4 bên để tạo tán rộng nên rất khó di chuyển máy tưới. Vì vậy, ông đã đặt ngầm đường ống dưới đất làm béc phun tưới tự động. Ưu điểm của sản phẩm là khi vận hành, áp lực nước phun từ trong ra, đẩy béc tự quay và rải nước đều từ trong ra ngoài với đường kính 12-15 m. Đặc biệt, do toàn bộ hệ thống được chế tạo bằng đồng thau nên béc có độ bền cao hơn hẳn sản phẩm cùng loại trên thị trường. Sáng chế này của ông cũng được nhiều nhà vườn ưa dùng với số lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 5.000 chiếc/năm.

Ngoài 2 sản phẩm chính trên, ông còn sáng tạo ra nhiều nông cụ khác, giúp việc làm vườn được thuận tiện hơn, như máy dập lỗ màng phủ nông nghiệp (có thể tùy chỉnh việc đục lỗ theo nhu cầu cây trồng cụ thể, năng suất thay thế 8 lao động thủ công), cần bao trái (giúp người nông dân đứng dưới đất nhưng vẫn có thể bọc được quả non trên cành cao để chống lại các loại sâu, côn trùng, nấm bệnh…), cần thay bóng đèn trên cao. Tất cả các sản phẩm này đều xuất phát từ “đặt hàng” của chính bản thân ông và những người nông dân miền Tây.
-
Lão nông học hết lớp 7 Nguyễn Văn Chế và niềm đam mê sáng chế nông cụ
-
Nhà sáng chế Lê Huy Điệp: Hành trình từ nông dân thành ông chủ lớn
-
Nhà sáng chế "chân đất" Nguyễn Văn Sành và chiếc máy thái hành làm lợi hàng tỉ đồng
Hải Hà (t/h)
-
Gỗ trong phòng thí nghiệm: Tương lai xanh cho Trái đất
Cảnh báo: Liên tiếp thu giữ thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc trước Tết nguyên đán
Chế tạo thành công cảm biến sinh học phát hiện SARS-CoV-2 chỉ trong vài giây
Bắc Giang: Thu giữ 1.800 sản phẩm nghi giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
-
Gỗ trong phòng thí nghiệm: Tương lai xanh cho Trái đất
-
Cảnh báo: Liên tiếp thu giữ thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc trước Tết nguyên đán
-
Chế tạo thành công cảm biến sinh học phát hiện SARS-CoV-2 chỉ trong vài giây
-
Bắc Giang: Thu giữ 1.800 sản phẩm nghi giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
-
Nguyên nhân thu hồi nước mắm Yess của công ty Hoà Hiệp?
-
Phát triển thành công máy bay lai điện giúp hạn chế
-
Sơn La kích hoạt tem truy xuất nguồn gốc đào trồng
-
Những vụ thu hồi thực phẩm của Việt Nam khiến người tiêu dùng hoang mang
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Vượt Hương Giang, Hải Tú có nhóm anti hơn 200k thành viên chỉ sau 1 tháng hoạt động showbiz
-
Diễn viên quạu vì đạo diễn và Quách Ngọc Tuyên làm phim quá kỹ!
-
Sắp hết hạn hợp đồng 7 năm với RBW, MAMAMOO người quyết ở lại người lưỡng lự
-
F5 tủ đồ theo phong cách tối giản cùng BST mới của Mr Simple Style
-
‘Vũ điệu F-Safe’ của Yuno BigBoi bỗng chốc hóa trend khi hàng loạt hotface từ Ngọc Thiệp, Minh Vẹo.. rủ nhau cover
-
Chị gái của Thiều Bảo Trâm gay gắt: 'Đã chọn sống tệ bạc thì hãy ở đó đến cùng để nhận hết hậu quả'
-
Redmi 9T phiên bản cao nhất 6GB+128GB chính thức lên kệ thị trường Việt Nam, giảm ngay 300.000 VNĐ chỉ trong 3 ngày
-
Vietjet được vinh danh là hãng hàng không vận chuyển hàng hoá tốt nhất năm 2020
-
Sơn Tùng M-TP lần đầu lộ diện sau lùm xùm chia tay Thiều Bảo Trâm, vẫn vui vẻ đi làm như không có việc gì?
-
Hải Tú tiếp tục 'gặp họa' trước phát ngôn sai lệch về lịch sử Việt Nam?