SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng nhất thế giới

14:14, 06/11/2023
(SHTT) - Theo kết quả khảo sát của Dự án tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có 43% chủ thể sáng tạo đã từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nước ta cũng được xác định là 1 trong 10 quốc gia có số vụ việc vi phạm bản quyền lớn nhất thế giới.

Tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam, đặc biệt là vi phạm bản quyền trên môi trường kỹ thuật số trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hiện đang là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua.

Đặc biệt, cùng với sự siết chặt quản lý của cơ quan chức năng và các chế tài quản lý của hành lang pháp lý, các hành vi 'xài chùa', sao chép, đánh cắp ý tưởng,... càng diễn ra theo những cách thức tinh vi hơn và tạo nguy cơ lớn đối với ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

review-phim-1-0931

 

Theo kết quả khảo sát của Dự án tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có 43% chủ thể sáng tạo đã từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Thống kế  từ thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, từ 2014 – 2022 đã xử phạt vi phạm hành chính 447 tổ chức và 3 cá nhân, với số tiền xử phạt gần 12,9 tỷ đồng.

Theo cơ quan chức năng, các vi phạm chủ yếu trong quyền phân phối tác phẩm, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, hành vi xâm phạm quyền đứng tên tác phẩm. Số lượng các vụ bị xử lý trong suốt gần 10 năm thực thi Nghị định là tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, các báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam là một trong 10 quốc gia vi phạm bản quyền lớn nhất trên thế giới. Hệ lụy của việc vi phạm bản quyền rất lớn, có thể làm giảm giá trị của thị trường nghệ thuật, đánh mất niềm tin của các nghệ sĩ, các nhà sưu tập và công chúng. Khó có thể trông chờ vào sự tự giác của tổ chức và cá nhân, việc xử lý bản quyền đang gặp nhiều khó khăn, khiến các vụ việc khó giải quyết và có thể rơi vào tranh cãi không hồi kết.

Theo số liệu khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về đóng góp của các ngành kinh tế dựa vào bản quyền, tại Mỹ con số này chiếm khoảng 12% GDP, Hàn Quốc là 10% GDP, Trung Quốc là 7,35% GDP. Việt Nam có 12 ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, với thị trường đa dạng sản phẩm dịch vụ văn hóa như điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, sách, ảnh, tranh, hàng thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tới 4% GDP.

vi-pham-ban-quyen-la-gi-vi-pham-ban-quyen-bi-phat-nhu-the-nao

 

Có thể thấy, tháo gỡ nút thắt trong vi phạm bản quyền không chỉ giúp ngành công nghiệp văn hóa có thể đóng góp doanh thu vào ngân sách Nhà nước mà còn giúp khẳng định thương hiệu quốc gia, thể hiện cam kết Việt Nam đã ký với quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.

Theo luật sư Tô Phương Dung đến từ công ty Luật Minh Khuê, với thực trạng này, việc xây dựng một hệ thống cơ quan giám định sở hữu trí tuệ sẽ hết sức cần thiết cho việc xác định ai mới có quyền với một tác phẩm.

Cũng theo luật sư Dung, cần quy định bắt buộc mỗi đơn vị đăng ký bản quyền cung cấp hệ thống dữ liệu thể hiện quá trình sáng tạo tác phẩm ngay khi nó được tạo ra, cung cấp cho cơ quan đăng ký bản quyền. Điều này sẽ làm giảm những tranh cãi cáo buộc vi phạm bản quyền.

"Bản thân mỗi cơ quan chức năng cũng phải xây dựng dữ liệu nội bộ để tổng hợp. Chính vì chưa xác định được tỷ lệ như thế nào là mới, như thế nào mới được chứng minh là quyền tác giả nên dẫn tới việc người xưng là tác giả vẫn bị cho là không đúng", nữ luật sư nói thêm.

TH

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.