SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

Cần ứng dụng công nghệ số để bảo vệ bản quyền trên không gian mạng

15:34, 27/10/2023
Mức độ vi phạm bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam ngày càng phức tạp, đứng sau là các tổ chức chuyên về cá cược.

Ngày 26/10, tại TP.HCM, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo "Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng".

Nhiều đơn vị công khai vi phạm bản quyền

Hoạt động trong lĩnh vực sách nói có bản quyền, Voiz FM có hơn 2 triệu người dùng. Tuy nhiên, hơn 4 năm qua, đơn vị này đã phải trực tiếp đối mặt với vấn đề vi phạm bản quyền trên mạng Internet là các tổ chức hoạt động rất tinh vi.

"Có ba hình thức vi phạm bản quyền phổ biến nhất ở sách nói là tạo USB sách nói, tạo các link chia sẻ; kênh Youtube sách nói, trang web. Chúng tôi đã phối hợp với đơn vị liên quan xử lý hơn 30.000 nội dung vi phạm bản quyền, tuy nhiên chưa có công cụ nào để hỗ trợ thực hiện điều này nhanh chóng", ông Lê Hoàng Thạch - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ WEWE nói.

1-2213

 Một trang web quảng cáo công khai bán USB sách nói không bản quyền.   

Cũng theo ông Lê Hoàng Thạch, hiện nay hình thức vi phạm phổ biến là việc các đối tượng tạo nên kênh YouTube sách nói. Các đối tượng này hoạt động công khai, chuyên nghiệp và có tổ chức. Với sự giúp sức của công nghệ, không khó để một cá nhân hoặc tập thể thu âm sách nói mà không cần đơn vị nắm giữ bản quyền cho phép, sau đó đăng tải lên các kênh sách nói trên YouTube. Với tính chất miễn phí, những kênh này dễ dàng thu hút hàng trăm nghìn lượt xem mỗi video, thu về nguồn lợi bất chính từ nguồn tiền quảng cáo của YouTube.

Tương tự, ông Phạm Văn Anh – Trưởng phòng pháp chế Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và dịch vụ Sconnect Việt Nam – cho biết trong lĩnh vực điện ảnh, những vi phạm bản quyền trên không gian mạng ngày càng khó phát hiện, khó kiểm soát. Trong 2 năm qua, hầu hết tất cả các kênh kinh doanh của công ty này trên Youtube đều bị các bên khác lấy video và đăng tải lại trên các nền tảng mạng xã hội mà không xin phép. Con số thiệt hại từ đầu năm 2022 đến nay đã lên đến 10 triệu USD.

"Chẳng hạn, tháng 10/2022, kênh Youtube có tên là Wolfoo TVV đã đăng tải lại các video Wolfoo từ các kênh video Wolfoo chính thống của Sconnect trên Youtube. Trong năm 2022, có ít nhất 7 bên khác đã đăng tải lại các video được sản xuất bởi bộ phận Fairy Tales thuộc Sconnect", ông Phạm Văn Anh nói.

Ông Phạm Văn Anh cũng cho biết không thể xử lý triệt để hành vi vi phạm trên không gian mạng, các bên vi phạm thường ẩn danh. Thứ hai, không thể yêu cầu bồi thường do không thể xác định được chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là ai. Bên cạnh đó, đối với quy định của pháp luật về quyền tác giả, việc kinh doanh trên Internet khó xác định được mức độ thiệt hại đến đâu, khó đưa ra con số tuyệt đối.

Còn theo Luật sư Võ Trung Tín – Đại diện Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, việc bảo vệ nội dung số của chủ thể quyền đa số chỉ dừng lại ở việc thực hiện các biện pháp công nghệ tự bảo vệ "nội dung số" của chính mình. Việc thực hiện các biện pháp cảnh báo và biện pháp xử lý hành chính để yêu cầu cơ quan Nhà nước hỗ trợ ngăn chặn các hành vi vi phạm là chủ yếu. Còn việc áp dụng biện pháp khởi kiện dân sự tại tòa án có thẩm quyền vẫn còn là câu chuyện khó khăn với các chủ thể quyền.

Anh hoi thao

Các chuyên gia cho rằng cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ bản quyền trong môi trường số.  

Theo bà Phạm Thị Kim Oanh - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng ngày càng phức tạp. Không chỉ các doanh nghiệp, nhiều nhà sáng tạo cũng đang còn tình trạng xâm phạm tài sản trí tuệ của nhau. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thực thi chống hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.

Cần có công cụ ngăn chặn hiệu quả

Việc ứng dụng công nghệ số khi khai thác và bảo vệ bản quyền trên không gian mạng giúp kiểm soát tốt việc vi phạm bản quyền, từ đó, chủ thể quyền có thể đưa ra yêu cầu loại bỏ nội dung vi phạm.

Theo ông Mai Thanh Huy, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), công nghệ số giúp VCPMC theo dõi việc sử dụng tác phẩm âm nhạc trực tuyến một cách tự động, chính xác và hiệu quả. Điều này giúp phát hiện vi phạm bản quyền, xác định nguồn gốc của nội dung và thu phí bản quyền, đảm bảo rằng tác giả nhận được tiền bản quyền một cách chính xác. Tuy nhiên, chi phí để chi trả cho các công cụ bảo vệ bản quyền này là không nhỏ.

Tại hội thảo, ông Minkowski Simon - Trưởng phòng Bảo vệ bản quyền Tập đoàn Canal+ cũng giới thiệu công nghệ Canal+ tự động ngăn chặn các trang web vi phạm, mục tiêu là có thể chặn truy cập web lậu trong thời gian diễn ra trận bóng đá.

"Mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn trực tiếp việc vi phạm bản quyền, điều này cần có giải pháp nhanh và đòi hỏi phải trực 24/7. Tuy nhiên, việc dùng con người để làm việc này mất nhiều thời gian, công sức và không hiệu quả, vì vậy phải sử dụng công cụ tự động giúp các bên liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của mình", ông Minkowski Simon cho biết.  

Ông Minkowski Simon đưa ví dụ ở Bờ Biển Ngà, 66% người tiêu dùng xem các sự kiện thể thao thông qua phát trực tuyến hoặc IPTV đã phải đối mặt với việc bị chặn truy cập vào các trang web bất hợp pháp. Còn tại Pháp, Canal+ đã chặn hơn 1.700 trang web lậu, xóa sổ hơn 200 miền khỏi Google.

ngoai hang anh

Tại Việt Nam, các vụ vi phạm bản quyền của giải Ngoại hạng Anh ngày càng tinh vi. Ảnh: VTV

Còn theo ông Aaron Herps - Trưởng phòng bảo vệ bản quyền Khu vực châu Á Thái Bình Dương, Ban Tổ chức Giải bóng đá ngoại hạng Anh, hiện đơn vị này đã chặn hàng nghìn tên miền xâm phạm bản quyền trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, việc thực thi chặn trang web lậu ngày càng hiệu quả với sự hỗ trợ từ nhiều đơn vị. Tuy nhiên, việc vi phạm diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều phương thức đã vượt qua các công cụ ngăn chặn hiện tại.

Ông Aaron Herps cho rằng thực trạng xem bóng đá lậu tại Việt Nam xuất phát từ các trang web có "người đứng sau" là các tổ chức chuyên về cá cược. Đơn vị này cũng dùng công nghệ bảo vệ các chương trình phát sóng khi phối hợp với K+ để phát hiện những đơn vị vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, ông Aaron Herps cũng nhấn mạnh điều quan trọng là cần nâng cao ý thức của người dùng về vấn đề bản quyền. 

 Bình Tú

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Nhãn hiệu mùi hương là một trong những loại nhãn hiệu phi truyền thống, đã được quy định bảo hộ trong các điều ước quốc tế của nhiều quốc gia. Việt Nam cần phải kịp thời có những nghiên cứu và đề xuất giải pháp sửa đổi khắc phục những hạn chế về nhãn hiệu sao cho phù hợp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Đội 2 - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu huyện Bình Lục.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Chuẩn bị cho mùa du lịch, đặc biệt là dịp lễ 30/4 - 01/5, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra, hướng dẫn các quán ăn, nhà hàng, cửa hàng kinh doanh tại các bãi biển thuộc địa bàn được giao quản lý chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qua công tác thanh, kiểm tra lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi 6 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng...
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) -Thực trạng hút thuốc lá điện tử ở người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, đã trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ.