Vi phạm bản quyền, Apple Watch có nguy cơ bị cấm bán tại Mỹ
Theo tin tức từ báo chí địa phương, sau thời gian dài tranh tụng, mới đây, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã đưa ra phán quyết liên quan đến cuộc chiến bằng sáng chế của Apple và công ty công nghệ y tế AliveCor.
Theo đó, Apple đã được xóa vi phạm 04 bằng sáng chế của AliveCor, nhưng vẫn có 1 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ đo điện tim (ECG). Với cáo buộc đó, ITC đã ban hành lệnh cấm 'Táo khuyết' sử dụng nó để sản xuất đồng hồ thông minh Apple Watch.
Điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm Apple Watch đang tích hợp công nghệ ECG như Apple Watch Series 8 hoặc Apple Watch Ultra rất có thể cũng sẽ bị cấm bán tại Mỹ.
Được biết, ITC trước đó đã công bố quyết định ban đầu và cho rằng Apple sẽ bị phạt vì vi phạm bằng sáng chế của AliveCor.
Nhưng khi đó, hội đồng của văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Mỹ nói rằng công nghệ này không thể cấp bằng sáng chế được vì nó quá phổ biến.
Vào hồi tháng 12/2022, Apple đã đệ đơn kiện AliveCor lên toà án liên bang San Francisco, cáo buộc công ty công nghệ y tế đã vi phạm quyền bằng sáng chế của mình. Điều này cho thấy Apple đang muốn đi đầu trong mô hình công nghệ tích hợp y tế.
Theo đơn kiện, Apple cáo buộc các thiết bị từ AliveCor đã được sao chép từ những sản phẩm của công ty bao gồm cảm biến nhịp tim trong thiết bị điện tử, tổng hợp dữ liệu sức khỏe và các cải tiến sức khỏe cá nhân khác.
“Apple có tài nguyên vô hạn. Chúng tôi chỉ là một công ty khởi nghiệp”, Priya Abani, Giám đốc Điều hành của AliveCor nói với The Hill.
Hiện, Apple vẫn có cơ hội được tiếp tục bán các sản phẩm đồng hồ thông minh tích hợp công nghệ đo điện tim. Theo đó, nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden đứng về phía nhà 'Táo',
Được biết, Apple Watch là một trong những sản phẩm nhận được phản hồi vô cùng tốt từ người tiêu dùng. Theo nhà sản xuất, đã có hơn 500 lá thư từ các chủ sở hữu các sản phẩm đồng hồ thông minh của 'Táo khuyết' chia sẻ rằng thiết bị của họ đã cứu mạng chủ nhân.
Đây cũng là một trong những 'chiếc phao cứu sinh' có thể mang đến phán quyết đảm bảo lợi ích cho Apple từ phía Tổng thống Biden khi quyết định được đưa ra dựa trên những lợi ích mà dòng sản phẩm này mang đến cho cộng đồng.
Trước đó,một trường hợp tương tự đã diễn ra vào năm 2013 khi ITC phát hiện Apple đã vi phạm bằng sáng chế của Samsung. Tại thời điểm đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã phủ quyết lệnh cấm vốn sẽ ảnh hưởng đến các mẫu cũ hơn như iPhone 3GS, iPhone 4, iPad 3G, iPad 2 3G và iPad 3 chỉ được bán bởi AT&T.
Quyền phủ quyết của Obama đối với lệnh cấm nhập khẩu từ ITC là trường hợp đầu tiên xuất hiện ở nhiệm kỳ của của một tổng thống đương nhiệm trong vòng 26 năm.
Apple trong vụ việc này đã được bảo vệ sau khi chính quyền xem xét "ảnh hưởng của lệnh cấm đối với các điều kiện cạnh tranh trong nền kinh tế Hoa Kỳ và ảnh hưởng đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ."
Khánh An