SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Tiếp tục bị Mỹ cấm vận, Huawei tìm 'đường sáng' từ phí bản quyền công nghệ

07:09, 20/06/2023
(SHTT) - Các công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc hiện vẫn đang chịu lệnh cấm vận dài hạn tại Mỹ và ngày càng trở nên khó khăn. Bởi vậy, Huawei mới đây đã chuyển hướng sang việc thu tiền phí bản quyền công nghệ của doanh nghiệp Nhật để tạo nguồn thu ổn định.

Một nguồn tin tại Huawei Nhật Bản tiết lộ, "các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành với khoảng 30 công ty liên quan đến viễn thông Nhật Bản". Huawei được cho là cũng đang đẩy mạnh hoạt động thu phí bản quyền ở Đông Nam Á.

Huawei muốn thu phí từ những bên sử dụng mô-đun truyền thông không dây. Nguồn tin tại một số công ty Nhật Bản cho biết, các doanh nghiệp quy mô từ vài nhân viên đến hơn 100 người đã nhận được yêu cầu từ Huawei.

Sẽ có hai gói phí bản quyền cho các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn bao gồm: Hoặc cố định, từ 50 yên trở xuống cho mỗi đơn vị sử dụng, hoặc từ 0,1% trở xuống trên giá của hệ thống. Mức này ngang với các tiêu chuẩn quốc tế, theo Toshifumi Futamata, nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Đại học Tokyo.

Được biết, Huawei đang nắm giữ nhiều bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn rất quan trọng để sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông không dây như 4G hoặc Wi-Fi.

Các công ty sản xuất thiết bị tương thích với tiêu chuẩn đó cũng sử dụng công nghệ bản quyền của Huawei. Điều đó đồng nghĩa nếu Huawei yêu cầu, nhiều bên sẽ phải trả tiền bản quyền.

Ngay cả các công ty Nhật Bản không sử dụng sản phẩm của Huawei cũng có thể phải chịu những chi phí không mong đợi. Điểm đáng chú ý là nhiều công ty vừa và nhỏ không có kinh nghiệm với các cuộc đàm phán bằng sáng chế nên có thể ký kết hợp đồng với các điều khoản bất lợi.

"Nếu các hợp đồng không được xem xét kỹ lưỡng và không đảm bảo an ninh thông tin, thì có thể xảy ra rủi ro rò rỉ dữ liệu của các công ty Nhật Bản. Họ cần thuê luật sư và các chuyên gia khác để được giúp đỡ, nhằm tránh ký kết các hợp đồng không có lợi cho mình", Toshifumi Futamata nói.

huawei tang cuong hoat dong thu phi ban quyen doi voi cac cong ty cong nghe nhat ban

 

Theo nhận xét của tờ Nikkei, việc một nhà sản xuất lớn đàm phán trực tiếp với các khách hàng nhỏ hơn về phí bản quyền là điều bất thường. Điều đó cũng cho thấy tình hình mà Huawei đang phải đối mặt khi các lệnh trừng phạt của Mỹ gây bất lợi cho hoạt động bán sản phẩm ra nước ngoài. Vì tiền bản quyền bằng sáng chế không bị hạn chế thương mại nên đây có thể là một nguồn thu nhập ổn định cho Huawei.

Được biết, các mô-đun truyền thông không dây sử dụng công nghệ được cấp bằng sáng chế của Huawei không thể thiếu đối với các mạng Internet of Things (IoT), theo công ty nghiên cứu Seed Planning. Công nghệ này đang được áp dụng trong lái xe tự động, nhà máy tự động, y học, năng lượng và hậu cần.

Một trong những hành động rõ ràng thể hiện sự cứng rắn của công ty đối với vấn đề phí bản quyền đó là Huawei đã thành lập một trung tâm chiến lược sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản để giám sát hoạt động kinh doanh sản phẩm trí tuệ (IP) của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia.

Với hướng đi mới từ Huawei, có thể nhiều công ty Nhật Bản sẽ phải đối mặt với yêu cầu thanh toán từ nhà phát triển công nghệ Trung Quốc. 

Khánh An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.