SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Luật bản quyền mới của châu Âu bị Facebook, Google phản đối

06:58, 28/03/2019
(SHTT) - Nghị viện châu Âu đã thông qua cải cách Luật Bản quyền, bổ sung luật cũ có từ năm 2001, giáng một đòn mạnh vào Google, Facebook...

 Theo CNBC, cải cách đặt mục tiêu đưa các quy tắc về bản quyền của Liên minh châu Âu (EU) vào thế kỷ 21, giúp các nghệ sĩ và nhà xuất bản có tác phẩm được lan truyền rộng rãi trên internet. Bản đầu tiên của chỉ thị bản quyền mới được Nghị viện châu Âu thông qua hôm 26/3, song vẫn cần được các bộ trưởng tại Hội đồng châu Âu phê duyệt.

Quy định mới buộc các nền tảng số hóa này phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho tác giả khi đăng tải các sản phẩm báo chí và nghệ thuật trên trang mạng của mình.

Theo quy định mới của châu Âu về bản quyền được phê chuẩn, các nền tảng số hóa trên mạng phải trả tiền cho tác giả khi đăng tải các bài báo, tin tức, phóng sự, cũng như các tác phẩm nghệ thuật.

luat ban quyen chau au

 Luật bản quyền mới của châu Âu bị Facebook, Google phản đối

Một trong số các thay đổi gây tranh cãi gay gắt là các nền tảng như YouTube chịu trách nhiệm về các vi phạm bản quyền mà người dùng của họ đã cam kết. Các trang web như Google News cũng có thể được yêu cầu trả tiền cho các nhà xuất bản để sử dụng các đoạn nội dung của họ. ĐIều này đã giáng một đòn mạnh vào Google, Facebook... Các hãng công nghệ cho rằng những thay đổi này sẽ tốn kém và hạn chế tự do ngôn luận.

Về mặt công nghệ, Google và một số nhân vật cao cấp bao gồm nhà tiên phong internet Tim Berners-Lee và người sáng lập Wikipedia, Wales Wales đã lên tiếng phản đối cải cách bản quyền mới của EU. Ở góc độ truyền thông, các nghệ sĩ nổi tiếng từ cựu thành viên Beatle Paul McCartney đến ca sĩ Blondie Debbie Harry đã tranh luận ủng hộ cải cách này.

Theo Nghị viện châu Âu, chỉ thị mới quy định rằng việc tải các nội dung lên bách khoa toàn thư trực tuyến theo cách phi thương mại, như Wikipedia hoặc các nền tảng phần mềm nguồn mở, như GitHub, sẽ tự động bị loại trừ.

"Những gì chúng tôi đã phê duyệt là hợp lý, cân xứng và thấy luật cuối cùng cũng bắt kịp thời đại kỹ thuật số", ông Sajjad Karim, một thành viên của Nghị viện châu Âu đại diện cho Đảng Bảo thủ Anh, cho biết.

Từ nhiều năm nay, châu Âu phản đối các nền tảng số hóa, thường là của Mỹ, như: YouTube, Google hay Facebook. Một bài báo hay bức ảnh vừa đăng tải, một phóng sự truyền hình vừa phát sóng sẽ lập tức bị các trang này tự động hút về đăng lại, trong khi tòa báo không được thêm đồng nào. Thậm chí, nhiều khi một bộ phim, một bài hát được ưa thích bị đăng lên mạng mà tác giả không được hỏi ý kiến.

Các nền tảng số hóa thu được tiền quảng cáo trên trang mạng, chưa kể lợi nhuận từ việc thu thập và kinh doanh dữ liệu của người dùng, trong khi những người tham gia sản xuất nội dung lại không được hưởng lợi khi nội dung của mình bị sử dụng lại.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu có 2 năm để sửa đổi luật của nước mình cho phù hợp với quy định mới. Luật mới có hiệu lực từ năm 2021 trên toàn lãnh thổ châu Âu.

Vân Trang

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Liên kết hữu ích