SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Vụ kiện vi phạm bản quyền Tinh Hoa Bắc Bộ: Tòa tuyên bố trao quyền sở hữu cho Tuần Châu

11:21, 20/03/2019
(SHTT) - Kết quả phiên tòa xét xử giữa Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú Hội đồng xét xử xác định Tinh hoa Bắc Bộ là sản phẩm phái sinh từ vở diễn thực cảnh Ngày xưa.

Kết quả phiên tòa xét xử giữa Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú

Sáng 20/3, Tòa án nhân dân Hà Nội công bố kết quả xét xử vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, quyền sử hữu trí tuệ giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội (TCHN) và bị đơn - Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Truyền thông DS do đạo diễn Việt Tú đại diện.

Hội đồng xét xử sơ tuyên đạo diễn Việt Tú là tác giả của vở diễn Ngày xưa (hay còn gọi là Thuở ấy xứ Đoài), còn Tuần Châu Hà Nội là chủ sở hữu kịch bản. Vì vậy, phía nam đạo diễn phải trả lại quyền sở hữu cho Tuần Châu.

ket qua vu kien ban quyen giua dao dien viet tu

Kết quả phiên tòa xét xử giữa Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú: 'Tinh hoa Bắc Bộ' là tác phẩm phái sinh  

Đối với việc Tuần Châu yêu cầu DS bồi thường hơn 6,3 tỉ đồng bao gồm chi phí thuê luật sư và chi phí thực hiện tác phẩm thay thế Ngày xưa do tác phẩm này không đạt yêu cầu: Hội đồng xét xử không chấp nhận do Tuần Châu đơn phương chấm dứt hợp đồng với DS, kí với Sen Vàng nhưng không báo cáo với DS, đó là lỗi của Tuần Châu. 

Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của DS và đạo diễn Việt Tú đối với Tuần Châu Hà Nội: Xác định Tinh hoa Bắc Bộ là sản phẩm phái sinh từ vở diễn thực cảnh Ngày xưa.

Ngoài ra, Công ty Tuần Châu Hà Nội phải trả cho Công ty truyền thông DS của đạo diễn Việt Tú tiền lãi chậm thanh toán, tiền lãi phát sinh theo hợp đồng tương ứng với 10% bán vé là hơn 660 triệu đồng.

 Nhìn lại toàn bộ vụ kiện giữa Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú

Trước đó, như Sở hữu trí tuệ đưa tin, trước đó, vào tháng 6/2017, đạo diễn Việt Tú đã công bố vở diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam mang tên "Thuở ấy xứ Đoài" tại Sài Sơn - Chùa Thầy. Đây là vở diễn được Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội (Công ty TCHN) đầu tư. Thế nhưng sau chưa đầy 10 buổi công diễn, vở diễn này bất ngờ bị huỷ bỏ.

Đến tháng 10/2017, Công ty TCHN công bố vở diễn "Tinh Hoa Bắc Bộ" và gọi rằng đây là "sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam" trên cùng một không gian sâu khấu và địa điểm Sài Sơn. Lý giải về sự thay đổi này, đại diện Công ty TCHN cho biết vở diễn do Việt Tú dàn dựng “không chạm đến trái tim người xem”.

Đến tháng 3/2018, đại diện Công ty TCHN cho biết Tòa Án nhân dân Hà Nội đã thụ lý đơn kiện đạo diễn Việt Tú, đòi bồi thường số tiền hơn 6 tỷ đồng. Theo đó, luật sư của Công ty TCHN cáo buộc đạo diễn Việt Tú đã cố tình xâm phạm, chiếm đoạt quyền sở hữu của phía tập đoàn khi tự ý đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả đối với kịch bản vở diễn. Đạo diễn Việt Tú sau đó đã phủ nhận những cáo buộc này.

Vào tháng 4/2018, đạo diễn vở "Tinh hoa Bắc Bộ" Hoàng Nhật Nam quyết định gửi đơn kiện đạo diễn Việt Tú khi đồng nghiệp phát ngôn trên báo chí cho rằng vở diễn do anh dàn dựng là một tác phẩm “phái sinh”, “đạo nhái”. Tuy nhiên sau đó, Toà Án nhân dân quận Bình Thạnh TP HCM đã từ chối thụ lý.

Tháng 5/2018, Toà Án nhân dân Hà Nội thụ lý đơn khởi kiện của Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Truyền thông DS (Công ty DS) do đạo diễn Việt Tú làm đại diện, trong đó yêu cầu Công ty TCHN chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với kịch bản vở diễn "Ngày Xưa".

Tháng 8/2018, Toà Án nhân dân Hà Nội tiếp tục thụ lý đơn phản tố của Công ty DS, trong đó bác bỏ toàn bộ các yêu cầu của Công ty TCHN và đưa ra yêu cầu đối với TC về việc thừa nhận việc xây dựng tác phẩm trên nền tảng vở diễn "Ngày Xưa" và bồi thường thiệt hại.

Về phía đạo diễn Việt Tú, anh khẳng định: "Tinh hoa Bắc Bộ sao chép ý tưởng, cách dàn dựng, câu chuyện của vở Ngày xưa (Thuở ấy xứ Đoài), sử dụng toàn bộ số nông dân do anh huấn luyện, lấy toàn bộ trang phục, đạo cụ mà anh và ê kíp chuẩn bị". Ngoài ra, theo đạo diễn Việt Tú, vở Tinh hoa Bắc Bộ còn vi phạm bản quyền âm nhạc khi sử dụng bản phối khí anh dùng cho vở Ngày xưa (Thuở ấy xứ Đoài).

Trong khi đó, Công ty TCHN cho biết “Tinh hoa Bắc Bộ” là sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo của đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam và bà Đạo Thụy Phương Thảo theo sự đặt hàng của TCHN. Chương trình là chắt lọc các tinh hoa của vùng quê Bắc Bộ, được thể hiện trong các lĩnh vực nghệ thuật thi, ca, nhạc, hoạ... nhằm tái hiện các hoạt động vui chơi giải trí, lao động sản xuất, văn hóa tín ngưỡng, trí thức... của người dân Bắc Bộ xưa. Đây là tác phẩm hoàn toàn độc lập không có bất kỳ sự ảnh hưởng, sao chép nào từ tác phẩm “Ngày xưa” của đạo diễn Việt Tú. Phía Tuần Châu cho rằng phía DS đã xâm phạm quyền sở hữu của Cty TCHN bằng cách tự ý đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này.

Ngày 14/3/2019, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiến hành xét xử vụ tranh chấp giữa Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú. 

Minh Ngọc

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.