SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Hội Bảo vệ người tiêu dùng lo lắng khi tương ớt Việt Nam sử dụng axit benzoic

16:30, 10/04/2019
(SHTT) - Mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng về việc lô hàng hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước và nhà sản xuất có câu trả lời thỏa đáng cho người tiêu dùng.

 Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có câu trả lời tại sao Việt Nam lại cho phép sử dụng axit benzoic nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn, lo lắng.

“Người tiêu dùng cũng ngạc nhiên khi MasanMSN-0.91% cho rằng 18.000 chai tương ớt Chinsu bị Nhật thu hồi nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, trên đó có ghi rõ dành riêng cho thị trường Việt Nam, không dành cho xuất khẩu”, Hội này thông tin.

Theo cơ quan này, cần làm rõ một số vấn đề xung quanh vụ việc. Thứ nhất axit benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), cả Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên. Tại Việt Nam, axit benzoic, một loại phụ gia được phép sử dụng trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có tương ớt với hàm lượng quy định. Tuy nhiên ở Nhật Bản, axit benzoic lại không được phép sử dụng trong tương ớt.

“Phải chăng, benzoic có gốc axit, khi sử dụng trong tương ớt sẽ gây ra chất có hại cho sức khỏe, nên Nhật Bản mới cấm?”, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đặt câu hỏi.

tuong ot chinsu 1

 Hội Bảo vệ người tiêu dùng lo lắng khi tương ớt Việt Nam sử dụng axit benzoic

Cơ quan này cũng dẫn khoản 2, điều 11, Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản quy định: "Axit benzoic không được cho phép sử dụng trong tương ớt". Theo lý giải, ớt có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần cam, nó đứng đầu bảng về hàm lượng vitamin C trên trọng lượng, có khả năng phản ứng với nhau để hình thành benzen, chất độc hại.

"Tại Việt Nam, tuy không bị cấm, nhưng sức khỏe của người tiêu dùng ở đâu cũng đều giống nhau, vì sao ở Nhật Bản thì bị thu hồi, còn tại Việt Nam vẫn tiếp tục cho lưu thông?", đơn vị này nêu câu hỏi.

Lãnh đạo Hội Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị, để người tiêu dùng yên tâm và ưu tiên dùng hàng Việt Nam, rất cần cơ quan quản lý nhà nước và nhà sản xuất có câu trả lời thỏa đáng và sớm nhất những băn khoăn trên đây của nhiều người tiêu dùng.

Như đã đưa tin trước đó, Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố Osaka, Nhật Bản cho biết đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhập khẩu từ Việt Nam do có chứa chất cấm ở nước này là chất axit benzoic, axit sorbic... Công ty đứng ra nhập khẩu các lô hàng tương ớt này là Javis Co., Ltd có trụ sở tại Higashi-ku, Osaka, do ông Yasuhiro Naka là đại diện pháp luật. Đơn vị phân phối ra thị trường là Công ty TNHH Công nghiệp ISC. Axit benzoic, theo quy định của Nhật, không được sử dụng trong tương ớt của nước này.

Liên quan đến thông tin này, người tiêu dùng tại Việt Nam đã tỏ ra vô cùng lo lắng, bởi trên bàn ăn hàng ngày, họ đều sử dụng sản phẩm tương ớt Chin-su. Mặc dù, axit benzoic được sử dụng theo đúng quy định của quốc tế cũng như Việt Nam. Thế nhưng, một số chuyên gia về công nghệ sinh học cũng cho rằng nếu sử dụng vượt ngưỡng, hoặc quá mức cho phép có thể gây hại đến sức khoẻ.

Thái Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới của Canada đang tạo ra những làn sóng trái chiều. Các doanh nghiệp đang lo ngại việc đạo luật mới mang lại quá nhiều quyền lực cho chính phủ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.