SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Hàm lượng Acid benzoic trong tương ớt Chinsu bán tại Việt Nam liệu có an toàn?

09:44, 09/04/2019
(SHTT) - Trước thông tin Nhật Bản thu hồi số lượng lớn tương ớt Chinsu nhập khẩu từ Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế đang đề nghị cung cấp thông tin chính xác.

Mới đây, bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế - cho biết ngày 8/4, Cục ATTP đã đề nghị Mạng lưới Cơ quan ATTP quốc tế (INFOSAN) thông tin về việc sản phẩm tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản cũng như nguyên nhân bị thu hồi. "Về nguyên tắc khi có bất cứ sự cố nào về thực phẩm bị cấm hay có chứa chất nguy hiểm có thể đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, INFOSAN sẽ cảnh báo ngay để thu hồi" - bà Nga nói.

Bà Nga cũng cho biết Cục có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu xác minh thông tin về việc sản phẩm tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản hay không?

GS-TSKH Vũ Minh Giang chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội - trả lời trên báo Tuổi Trẻ, từ đầu những năm 1900, người ta đã chứng minh được Acid benzoic và muối benzoate khi gặp vitamin C có trong thực phẩm sẽ tạo thành phản ứng sinh ra benzene. Mà benzene đã được kết luận là chất gây ung thư từ những năm 1980 và được khuyến cáo tránh hấp thu benzene qua đường thở (không khí ô nhiễm), hoặc đường ăn uống (thực phẩm).

tuong ot chinsu

 Hàm lượng Acid benzoic trong tương ớt Chinsu bán tại Việt Nam liệu có an toàn?

Trên thị trường Mỹ vào năm 2008, các nhà khoa học của FDA (Cục Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ) đã phát hiện benzene trong một số mẫu nước giải khát sử dụng muối benzoate như chất bảo quản.

Đa số các loại rau củ quả, trái cây đều chứa vitamin C, nên việc sử dụng muối benzoate trong quá trình bảo quản các sản phẩm từ rau củ quả, trái cây, nước chấm có ớt hay cà đều làm tăng khả năng sinh ra benzene. Hơn nữa, bản thân nhóm benzoic - benzoate cũng gây độc ở người nếu chúng ta tiêu thụ nhiều hơn 5mg/kg thể trọng mỗi ngày, theo WHO.

Quay lại với vụ việc trên, Masan đã đưa ra lời giải thích rằng lô sản phẩm bị thu hồi không dành cho xuất khẩu mà dành riêng cho thị trường Việt Nam. Với lời giải thích của Masan có thể hiểu sản phẩm chứa chất phụ gia có thể gây nguy hại cho sức khỏe trong tương ớt Chinsu chỉ để dành riêng cho người Việt Nam? Còn sản phẩm xuất khẩu không có chất này để an toàn cho người dân các nước bạn? Những sản phẩm thực phẩm người Việt vẫn ăn uống hàng ngày đang là những sản phẩm thấp cấp hơn so với cùng sản phẩm được xuất khẩu?

Được biết, theo quy định hiện hành của Việt Nam, hàm lượng acid benzoic cho phép trong tương ớt là 1g/kg. Đây cũng là hàm lượng cho phép đối với acid benzoic trong bơ thực vật ở Nhật Bản. Với trứng cá, hàm lượng cho phép là 2,5 gr/kg.

Với ngưỡng này, đã có nhiều tính toán về việc mỗi người ăn bao nhiêu tương ớt/ngày là an toàn? Hiện Bộ Y tế chưa công bố con số này.

Lo ngại hiện nay của người dân là chất bảo quản acid benzoic kết hợp với vitamin C trong cà chua, trong trái cây nghiền, trong tương ớt... tạo ra benzen gây ung thư.

Bộ Y tế cho biết sản phẩm tương ớt hiện do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, Bộ Y tế chỉ quản lý danh mục phụ gia và một số sản phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất.

Vì vậy, có nên thay đổi loại chất bảo quản để tương ớt Việt Nam tương tự yêu cầu ở Nhật Bản, tức có thể an toàn hơn, cần sự vào cuộc của cả hai bộ Y tế và Nông nghiệp.

Trong lúc chờ ý kiến hai bộ, tương ớt vẫn sử dụng đến 4-5 phụ gia bảo quản, chưa kể hàm lượng có đúng 1gr/kg như quy định hay không chưa thể đánh giá được.

Thảo Linh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.