SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 03/04/2024
  • Click để copy

Họa sĩ Bùi Trọng Dư: Vi phạm bản quyền như 'cỏ dại', chung tay loại bỏ thì 'cỏ dại' ắt sẽ hết

11:30, 27/09/2023
(SHTT) - Vấn nạn tranh giả, tranh đạo nhái, vi phạm bản quyền hội họa đang diễn ra với mức độ ngày càng tinh vi, nó đang "âm thầm" phá hủy đi sự tươi sáng của nền mỹ thuật nước nhà. Là những nạn nhân trực tiếp, nhiều họa sĩ không khỏi thất vọng và bức xúc.

Vấn nạn vi phạm bản quyền đang dần 'len lỏi' vào từng lĩnh vực của xã hội và ngày càng trở nên 'nhức nhối". Trong đó, lĩnh vực hội họa được xem là môi trường thuận lợi để các đối tượng xấu lợi dụng với các phương thức, thủ đoạn như sử dụng các thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao để chỉnh sửa, thay đổi nội dung tác phẩm khác biệt so với tác phẩm gốc.  

Trên thị trường hiện nay, không khó để nhìn thấy các bức tranh giống nhau được bày bán công khai. Đây là điều dễ hiểu bởi dịch vụ sao chép tranh đang ngày càng phát triển. Họ thường vẽ theo nhu cầu khách hàng và hoàn toàn không để ý đến bản quyền tác giả của các bức tranh đó.

Vào năm 2019, nhiều họa sĩ ở Hà Nội và Huế đồng loạt tố cáo nhiều công ty áo dài như Công ty in vải kỹ thuật số L.A, Công ty in vải kỹ thuật số P.T, Công ty TNHH in ấn dệt may P.M, Vải may áo dài L.H… đã sử dụng trái phép các tác phẩm tranh của họ, dùng bừa bãi lên mẫu áo dài, chào bán rộng rãi trên mạng xã hội.

vi pham ban quyen hoi hoa1

Hàng loạt các mẫu áo dài sử dụng trái phép tranh của nhiều họa sĩ 

Với hàng trăm mẫu áo dài được tung ra trên mạng, nhiều họa sĩ đã nhận ra những đứa con tinh thần của mình như họa sĩ Bùi Trọng Dư, Lâm Đức Mạnh, Ngụy Đình Hà), Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Đăng Sơn, Lê Phan Quốc, Phan Linh Bảo Hạnh… và còn nhiều mẫu thiết kế chưa xác nhận được tranh của họa sĩ nào do quá nhiều.

Là một trong những nạn nhân của việc vi phạm bản quyền hội họa, họa sĩ Bùi Trọng Dư chia sẻ với PV Sở hữu trí tuệ: "Tôi cảm thấy buồn cho thị trường Mỹ thuật Việt, vi phạm bản quyền đã tạo ra một hình ảnh rất xấu trong mắt công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam và Quốc tế. Một hình ảnh luộm thuộm nhếch nhác. Tạo ra một thị trường Mỹ thuật Việt Nam thiếu minh bạch.

Gần đây nhất có vụ các con của một cố danh họa tố nhau làm giả tranh của bố, đây là câu chuyện rất đau lòng, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họa sĩ đó và gia đình của ông, mà nó còn ảnh hưởng tới niềm tin và uy tín của Mỹ thuật Việt Nam. Bản thân tôi cũng là ngươi đã bị xâm phạm nhiều lần, thường thì họ lấy tranh mình để trang trí cho hộp quà, hoặc áo dài, có cửa hàng in ra toan, sao chép lại để bán...".

Họa sĩ Bùi Trọng Dư cũng cho biết nguyên nhân khiến vấn nạn trên trở nên nghiêm trọng chính là do sự lỏng lẻo của hành lang pháp lý, sự thiếu quyết tâm và kiên trì của các họa sĩ, sự chia sẻ rộng khắp của các họa sĩ trên các trang mạng xã hội…

hoa si bui trong du

Họa sĩ Bùi Trọng Dư 

Đã đến lúc phải nói về Luật Mỹ Thuật

Có thể thấy, vết gợn tại thị trường mỹ thuật Việt vẫn tiếp diễn khi nạn tranh giả, tranh nhái… nhan nhản. Vì thế mà mức giá tranh Việt trên sàn quốc tế dù tăng, nhưng vẫn chưa thể chạm mốc chục triệu USD, mặc dù chất lượng nghệ thuật trong tác phẩm của chúng ta, theo đánh giá của giới chuyên môn quốc tế, là không thua kém một số quốc gia trong khu vực.

Vì vậy đã đến lúc các họa sĩ và các chuyên gia cùng ngồi lại để bàn về Luật Bản quyền và Luật Mỹ thuật. 

Tuy nhiên, theo họa sĩ Bùi Trọng Dư, hiện tại họa sĩ Việt ngại kiện tụng khi có vi phạm xảy ra. Ông cho biết: "Khi đã kiện ra tòa thì cần phải có đủ vi bằng, bằng chứng, giấy chứng nhận quyền tác giả của Cục bản quyền tác giả… Mà các họa sĩ thường rất lười làm những việc này, và đặc biệt là mất rất nhiều thời gian, mà điển hình là vụ Họa sĩ Lê Linh kiện bản quyền về bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt” mất 12 năm mới xong. Nhưng tôi hy vọng các họa sĩ sẽ không nản lòng, nếu ví những tệ nạn về bản quyền này như “Cỏ dại” thì chúng ta hãy cùng chung tay nhổ thường xuyên, liên tục, và kiên trì thì “Cỏ dại” ắt cũng sẽ hết".

Ông cũng nhấn mạnh: "Theo tôi, Luật bản quyền phải được đi vào trong đời sống Mỹ thuật, thực thi đúng chức năng và nhiệm vụ, trở thành công cụ thực sự bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật và các tác giả, chứ không phải làm ra để cho có Luật, bên cạnh đó mức xử phạt phải nặng, đủ để răn đe những kẻ vi phạm và có ý định vi phạm. Làm được như vậy thì sẽ tạo dựng được uy tín, lòng tin, và tạo động lực phát triển cho một nền Mỹ thuật Việt Nam đáng tin cậy và minh bạch trong mắt công chúng Việt Nam và bạn bè Quốc tế".

Họa sĩ Bùi Trọng Dư cho biết thêm: "Tôi và nhiều họa sĩ cho rằng Luật Mỹ thuật cần sớm được các cơ quan nghiên cứu, ban hành để theo kịp với sự phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại. Mỗi bộ môn nghệ thuật có đặc trưng riêng. Vì vậy, việc hoàn thiện hành lang pháp lý chính là cơ sở vững chắc để bảo vệ bản quyền tác phẩm và tác giả".

vi pham ban quyen hoi hoa2

 Vi phạm bản quyền hội họa đang diễn ra với mức độ ngày càng tinh vi

Trăn trở với những điều này, từ ngày 3/5/2019, họa sĩ Bùi Trọng Dư đã thành lập nhóm "Phản đối xâm phạm bản quyền tác phẩm hội họa". Ông hy vọng, việc lập nhóm sẽ gieo những hạt giống vào ý thức của mọi người về Bản quyền, Quyền tác giả. Từ đó, khích lệ, động viên các họa sĩ mạnh mẽ, bền bỉ, kiên trì đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Và cũng từ đây, giới họa sĩ có cơ hội bày tỏ sự bức xúc của mình khi rất nhiều năm phải sống chung với tình trạng "xài chùa" hình ảnh tác phẩm hội họa.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 18/12/2023 đến ngày 10/3/2024. các lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện và xử lý 704 vụ vi phạm.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Công tác xác lập quyền sở hữu công nghiệp ngày càng được chú trọng. Các tổ chức, cá nhân có sự quan tâm đến việc bảo hộ các thành quả lao động sáng tạo do mình tạo ra qua việc đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
Tổng Cục Quản lý thị trường vừa phát hiện Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Kim Hương Dinh bày bán các sản phẩm vàng trang sức có dấu hiệu giả các thương hiệu nổi tiếng như: Chanel, Cartier, LV, Bulgari,… dưới dạng khuyên tai, vòng tay, nhẫn, dây chuyền.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Ngày 2/4 vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn có hành vi bán hơn 300 sản phẩm phụ tùng ô tô không rõ xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Sở hữu Trí tuệ năm 2024, TS. Nguyễn Quốc Hà – Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hà Nội cho biết hoạt động sở hữu công nghiệp năm 2024 tại Hà Nội sẽ được quan tâm và đẩy mạnh khai thác theo hướng phát triển tài sản trí tuệ.