SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Hà Nội: 1.800 chiếc bánh Trung thu 'hot hit' không rõ xuất xứ bị tạm giữ

12:06, 26/09/2023
(SHTT) - Mới đây, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh hàng hóa trên địa bàn đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn 1.800 sản phẩm bánh Trung thu nhân trứng không rõ nguồn gốc lên mâm cỗ Rằm tháng Tám.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, vào ngày 23/9 vừa qua, Đội QLTT số 22 đã phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, quận Bắc Từ Liêm tiến hành khám đồ vật: 3 thùng các tông và 01 thùng xốp tại Sảnh phía trước số nhà 33 (tòa nhà Intracom) đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, Hà Nội.

IMG_20230924_090329

 

Kết quả kiểm tra, tổ công tác phát hiện 1.800 chiếc bánh trung thu nhân trứng chảy không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; trên bao bì không có bất cứ thông tin nào chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.

Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định của pháp luật. 

Trước đó, Đội QLTT số 22 cũng phối hợp với đội 7, phòng PC03, Công an Thành phố Hà Nội kiểm tra địa điểm kinh doanh tại địa chỉ: số 340 đường Bờ Tây Sông Huệ, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

IMG_20230914_080026

 

Qua kiểm tra, phát hiện cơ sở đang kinh doanh hàng hóa là bánh trung thu các loại, Đội QLTT số 22 đã tạm giữ 122.100 sản phẩm bánh các loại có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Trị giá hàng hóa trên: 180 triệu đồng.

Hiện, vụ việc đang được Đội QLTT số 22 phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tiến hành xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. 

Pháp luật hiện hành tại Việt Nam quy định, ghi nhãn hàng hóa là quy định bắt buộc đối với sản phẩm hàng hóa được sản xuất và đưa vào lưu thông tại thị trường nước ta đều phải đảm bảo được kiểm định an toàn thực phẩm và được dán nhãn hàng hóa theo tiêu chuẩn.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có giải thích nhãn dán như sau: nhãn hàng hóa là khái niệm để chỉ những bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình ảnh được in, đúc, chạm, khắc … trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Nhãn hàng hóa khi dán trên bao bì sản phẩm cần đảm bảo thể hiện  cơ bản và phản ánh những thông tin cần thiết của hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các nội dung phục vụ cho việc nhận biết và lựa chọn phù hợp với nhu cầu mua sắm của mình.

Doanh nghiệp khi dán nhãn hàng hóa cũng cần đảm bảo tuân theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, quy định vị trí nhãn hàng hóa được xác định theo quy trình sau:

Đối với nhãn hàng hóa thì phải được thể hiện trên hàng hóa và bao bì của sản phẩm, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí dễ dàng quan sát và dễ dàng nhận biết, dễ dàng nhìn thấy tránh trường hợp khuất mắt khách hàng. 

Nhãn hàng hóa phải đặt ở vị trí có khả năng phản ánh đầy đủ các nội dung quy định của nhãn hàng hóa mà không phải tháo rời các chi tiết và các thành phần khác của hàng hóa.

Ngoài ra đối với trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì bên ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa và nhãn hàng hóa này phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc và các thông tin cơ bản của hàng hóa đó. Do đó đối với trường hợp mà hàng hóa được đóng gói nhiều bao bì bên ngoài mà không thể tiến hành mở bên trong ra xem được thì gói bao bì bên ngoài cũng phải được thể hiện bằng nhãn hàng hóa nhất định.

quy-dinh-ghi-nhan-san-pham-thuc-pham4-e1628406448214

 

Tại Điều 10 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa phải có các nội dung sau đây:

– Tên hàng hóa;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, trường hợp hàng hóa chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi nội dung. Trường hợp do kích thước của hàng hóa quá nhỏ, dẫn đến tình huống không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì khi đó, các chủ thể có thẩm quyền sẽ phải ghi những nội dung về: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa. Còn những nội dung khác sẽ được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó, để tạo điều kiện cho người dùng dễ quan sát và tiếp cận. 

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục QLTT tỉnh Hà Giang đã hoàn thiện hồ sơ xử phạt đối với cơ sở kinh doanh hơn 2.500 sản phẩm dầu gội giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
Sau khi bị Sở Y tế TP.HCM tạm dừng hoạt động trong 4 tháng, bác sĩ tại Phòng khám Hà Đô cũng vừa bị xử phạt và tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh 18 tháng.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định của Cục QLTT tỉnh Gia Lai về việc ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề hoạt động kinh doanh dược năm 2024, Đội QLTT số 3 đã ra quân kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dược tại 2 huyện Chư Prông và Đức Cơ từ ngày 15/4/2024 đến hết ngày 14/8/2024.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa qua đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 173,61 triệu đồng và tịch thu gần 5 tấn đường, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục triển khai việc rà soát, đánh giá, phân loại các thành viên mạng lưới theo các tiêu chí cụ thể, qua đó có các hình thức ghi nhận và khuyến khích các TISC có nhiều sáng kiến, sáng tạo, năng động hơn trong quá trình hoạt động