SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 30/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Yêu cầu cấp thiết của việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt

10:18, 27/06/2023
(SHTT) - Sau gần 10 năm không tăng giá, TP Hà Nội đang nghiên cứu điều chỉnh mức giá nước sinh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế. Đây chính là tiền đề để Thành phố nâng cao chất lượng nguồn nước sạch, thu hút đầu tư.

Chính sách của Nhà nước về việc hạn chế khai thác nước ngầm

Theo báo cáo, trước năm 2016, tổng công suất các nguồn cấp nước tập trung của Thành phố khoảng 900.000 m3/ngày đêm; trong đó nguồn nước ngầm công suất khoảng 700.000 m3/ngày đêm, nguồn nước mặt khoảng 200.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nguồn nước ngầm tại Hà Nội có công suất khai thác lên tới 780.000 m3/ngày đêm.

Như vậy, khi nhu cầu sử dụng nước sạch tăng cao, trường hợp khai thác quá mức sẽ dẫn đến việc hạ thấp mực nước, gây ra tình trạng sụt lún mặt đất, chất lượng nước ngầm suy giảm, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước; xâm nhập nước mặt ô nhiễm,…gây hệ quả đến các công trình xây dựng, môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Đó là lý do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quan điểm lập điều chỉnh quy hoạch là ưu tiên nguồn nước mặt, khai thác hợp lý nguồn nước ngầm. Trong đó, dự kiến khai thác nguồn nước ngầm giai đoạn đến năm 2025 là khoảng 615.000 m3/ngđ; đến năm 2030 khoảng 504.00 m3/ngđ và đến năm 2050 khoảng 413.000 m3/ngđ.

gia nuoc sach

 

Tại thời điểm năm 2022, với 3 nhà máy sản xuất từ nguồn nước mặt thì công suất đạt 750.000 m3/ngày đêm, chiếm 49% sản lượng nước sạch cung cấp cho Thành phố. Việc bổ sung nguồn nước mặt vào hệ thống cấp nước của các đơn vị lưu thông để cấp nước cho Thành phố được thực hiện theo lộ trình giảm dần lượng khai thác nước ngầm theo quy hoạch.

Như vậy, so với thời điểm trước đây, cơ cấu nguồn nước mặt tăng lên, giảm khai thác nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, khi thay nguồn nước mặt để bổ sung nguồn cấp cho các đơn vị và dần dần thay thế các nguồn giếng ngầm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến một vấn đề, đó là: Giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch tăng. Lý do là chi phí sản xuất nước mặt cao hơn chi phí sản xuất nước ngầm.

Yêu cầu nâng cao chất lượng nước sinh hoạt

Ngày 14/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT) có hiệu lực thi hành từ 15/6/2019 thay thế quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT, QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế.

Trong đó, yêu cầu chất lượng nước sạch cao hơn để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, để xử lý nước đạt QCVN 01-1:2018/BYT thì các đơn vị lưu thông cần đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống cấp nước cũ, tăng cường công tác kiểm định, thay thế nguồn nước cấp để đảm bảo nước sạch cấp đến người dân đảm bảo QCVN 01-1:2018/BYT. Do vậy, với giá nước cần được điều chỉnh để các đơn vị cấp nước có đủ nguồn lực tiếp tục đầu tư cải tạo và kiểm soát để nâng cao chất lượng nước sạch đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Biến động của các chi phí cấu thành giá nước sạch 

Ngoài những yếu tố trên thì có thể thấy, theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 về việc ban hành giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 về việc phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch không dùng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội đến nay đã thực hiện được 10 năm, tổng thể các chi phí cấu thành giá đều tăng, trong đó: Tiền lương tối thiểu vùng tăng 99,14%, mức lương cơ sở tăng 29,56%; Chi phí điện năng tăng 29,7%; Các loại thuế, phí điều chỉnh tăng như: thuế Tài nguyên khai thác nước ngầm tăng từ 3% đến 5%, chi phí thuế tài nguyên tăng 122,2%; chi phí dịch vụ môi trường rừng tăng tăng 30%; bổ sung thuế khai thác tài nguyên nước theo quy định của Chính phủ (từ năm 2017).

Những vấn đề đặt ra khi giá nước sạch sinh hoạt không được điều chỉnh

Với thực tế như trên, việc không điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch có thể dẫn tới các tác động tiêu cực như: Không đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch; Không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nước sạch; Không thu hút được các nhà đầu tư:; Không khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm.

Do đó, việc xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm và chủ trương của nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch.

Hương Mi

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Làm việc xuyên đêm khiến nhiều sinh viên luôn trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe sa sút,... Dẫu biết những hệ lụy nguy hiểm ẩn sau nguồn thu nhập của mình, nhiều bạn trẻ vẫn chấp nhận vì những lý do khác nhau.
Tin tức 1 ngày trước
Nhiều gian hàng với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu huyện Thiệu Hoá năm 2024.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.