SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Đề xuất thành lập Liên minh Bảo vệ bản quyền báo chí

07:25, 18/03/2024
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của internet và các kênh truyền thông mới khiến cho thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng và rộng khắp. Công nghệ số và đặc biệt là các dịch vụ chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến như youtube, tiktok, instagram,v.v. đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vi phạm bản quyền thông qua việc sao chép, chia sẻ và sử dụng trái phép các nội dung thông tin trên môi trường mạng mà họ không phải là tác giả hoặc chưa được phép. Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, hành vi vi phạm bản quyền báo chí trên môi trường số là hành vi sao chép, chia sẻ và sử dụng các nội dung tin tức trên các trang báo điện tử, các trang thông tin điện tử và các xuất bản phẩm điện tử mà không tuân thủ các quy định về bản quyền để phục vụ các mục đích thương mại hoặc phi thương mại.

 Tại phiên thảo luận với chủ đề “Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số” trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập báo Thanh Niên đã nhấn mạnh bản quyền báo chí không phải là vấn đề mới. Cùng với sự tăng trưởng, lớn mạnh về lượng và chất của các cơ quan báo chí, những vấn đề gắn liền với sự vận hành của cơ chế kinh tế thị trường như thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có bản quyền, cũng nảy sinh, và khiến người làm báo ý thức được rõ ràng hơn sự thiết thực của việc bảo vệ giá trị sức lao động của mình.

ban quyen bao chi

 

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo pháp luật TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết: Theo định hướng phát triển, đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số. Để thực hiện tốt chiến lược này, một trong những thách thức lớn với chuyển đổi số báo chí là vấn nạn vi phạm bản quyền nội dung số. Nếu không bảo vệ được bản quyền báo chí, không thể khuyến khích nhà báo và các cơ quan báo chí đầu tư vào phát triển nội dung.

Tuy nhiên vẫn còn những bất cập và phân tán trong việc phân định quyền quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ và thiếu sự thống nhất cũng như phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng. Ngoài ra, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tác phẩm báo chí hiện nay còn chưa nghiêm. Và ở góc độ chủ thể và người sáng tạo nội dung, các nhà báo và cơ quan báo chí cũng còn lúng túng và chưa thật sự quyết liệt trong bảo vệ quyền lợi của mình.

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển cũng nhấn mạnh: "Nếu không bảo vệ được bản quyền báo chí, không thể khuyến khích nhà báo và các cơ quan báo chí đầu tư vào phát triển nội dung. Bảo vệ bản quyền báo chí còn giúp ngăn chặn hiện tượng ăn cắp các chất liệu báo chí, giả mạo báo chí để lan truyền các thông tin sai lệch, xuyên tạc. Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, chỉ ra nhiều dạng thức, vấn đề nghiêm trọng về xâm phạm bản quyền báo chí thời gian qua. Theo ông, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sa sút về doanh thu của các cơ quan báo chí đàng hoàng. Ông Toàn đề xuất sớm thành lập Liên minh Bảo vệ bản quyền báo chí.

Nhà báo Dương Quang, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, nêu 2 vụ bị xâm phạm bản quyền gần nhất mà báo và phóng viên của báo gặp phải, nhằm chỉ ra thực tế: Nếu thiếu công nghệ và "tai mắt" để rà soát thì báo chí không thể biết được hết mình đang bị ăn cắp bản quyền như thế nào, ai xâm phạm? Có hiện tượng chính người làm báo cũng vi phạm bản quyền, lấy tin - bài của đồng nghiệp mà không xin phép. Từ đó, theo ông Dương Quang, để chống xâm phạm bản quyền, trước hết người làm báo phải gương mẫu tuân thủ luật về sở hữu trí tuệ; khi sửa Luật Báo chí 2016, cần có chương riêng về bản quyền và bảo vệ bản quyền, đồng thời đưa bộ môn bản quyền, quyền tác giả vào giảng dạy chính thức cho sinh viên báo chí.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IPDAY 2024), sáng 26/4 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Hoài Đức chia sẻ rằng người Việt chưa quen biến tài sản trí tuệ thành tiền.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 04/4/2024 đến ngày 15/4/2024, lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?