SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 09/12/2024
  • Click để copy

Đánh thức tiềm năng thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học

08:24, 14/02/2023
Mặc dù đã có nhiều đề án được triển khai nhằm thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học hình thành từ ngân sách Nhà nước vào thực tiễn, song đến nay việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Tài sản trí tuệ - trong đó các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở các trường đại học - đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, một bất cập lớn tại Việt Nam, hầu hết cơ quan Nhà nước về quản lý khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, trường, viện đều chưa nhận thức đầy đủ về công tác quản lý tài sản trí tuệ. 

Hoạt động thương mại chưa tương xứng với tiềm năng

Theo số liệu tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM, hơn 96% các kết quả nhiệm vụ sau nghiệm thu được ứng dụng, gồm ứng dụng trực tiếp tại doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu,... và làm nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ đào tạo, in sách. Trong đó, số lượng nhiệm vụ được ứng dụng trực tiếp chiếm 60,27%. 

Trước đó, để góp phần đẩy nhanh kết quả nghiên cứu khoa học hình thành từ ngân sách Nhà nước vào thực tiễn, TP.HCM đã ban hành và triển khai Dự án thương mại hóa thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm từ công nghệ trong hoạt động nghiên cứu triển khai tại Khu Công nghệ cao TP.HCM giai đoạn 2017 - 2020; Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, Sở KH&CN TP.HCM đã xây dựng và triển khai kế hoạch thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2025.

z4047489338539_09f6de9bceac778ef15b45cf0910bc03

Việc thương mại hóa thành công các sáng chế góp phần thúc đẩy tăng trưởng đổi mới sáng tạo, tránh hiện tượng chảy máu chất xám. 

Cho đến nay, TP.HCM đã có những bước thành công trong việc chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, sáng chế/GPHI. Đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số TFP tăng từ 30,1% (năm 2012) lên 42% (năm 2021). Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động này còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. 

Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện, trường, hầu hết được thực hiện bởi chính mối quan hệ của các nhà khoa học, thông qua các trung tâm nghiên cứu, trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ trực thuộc viện, trường. Do vậy, trong quá trình đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cần có "tiếng nói chung" với nhu cầu thị trường. 

Mặt khác, theo quy định Nghị định số 70/2018/NĐ/CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn Nhà nước. Các văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định này được quy định theo cách thức quản lý như một dạng tài sản công.

Thực tế, việc giao quyền được thực hiện bằng nhiều phương thức áp đặt, chưa thật sự linh động và quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý khá nhiều, không theo thông lệ quốc tế trong việc quản lý tài sản là kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Từ đó, dẫn đến nhiều hạn chế trong việc đưa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ ra thị trường.

Hiện nay, tại các trường đại học, việc thương mại hóa chính thức sản phẩm sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều vướng mắc. Việc định giá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đang là hạn chế lớn nhất cản trở quá trình khai thác thương mại tài sản trí tuệ. Mặc dù các văn bản Luật hiện hành đã quy định chi tiết về phương pháp, chi phí, thẩm quyền song chưa triển khai được.

Chưa nhận thức đúng về việc quản trị tài sản trí tuệ

Việc quản trị tài sản trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay còn nhiều phức tạp. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức nghiên cứu, việc quản trị chỉ mới dừng ở việc quản trị quá trình tạo ra tài sản trí tuệ. 

Để quản lý và khai thác hiệu quả, tài sản trí tuệ cần trở thành các quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng văn bản. Tuy nhiên, một số tài sản trí tuệ chỉ trở thành quyền sở hữu trí tuệ khi được cơ quan có thẩm quyền cấp thông qua thủ tục đăng ký, lúc này cần phải làm rõ trách nhiệm của bên đặt hàng (nhà tài trợ) và bên nhận đặt hàng (hoặc tác giả).

Tại các nước phát triển, các quy định về việc xác lập quyền, xử lý vi phạm quyền cùng các quy định nói chung để bảo hộ kịp thời quyền sở hữu trí tuệ rất cụ thể và hữu hiệu. 

Ví dụ, tại Đại học Harvard (Mỹ), theo chính sách sở hữu trí tuệ ban hành 2008 (Harvard Intellectual Property Policy 2008): Các nghiên cứu viên phải ký thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ với nhà trường khi bắt đầu nghiên cứu; Nhà trường lập ra ban sở hữu trí tuệ giúp hiệu trưởng về chính sách sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp nếu có; Nhà trường lập ra văn phòng công nghệ (Office Technology Development - OTD) nhằm quản lý các tài sản trí tuệ. 

Tại Úc, Chính phủ Úc đã ban hành chính sách sở hữu trí tuệ mang tính nguyên tắc cho các cơ quan trực thuộc Chính phủ (Intellectual Property Principles for Australian Government Agencies) bên cạnh Luật sở hữu trí tuệ đã có. 

Tại Việt Nam, một bất cập lớn là hầu hết cơ quan Nhà nước về quản lý KH&CN, các doanh nghiệp, trường, viện đều chưa nhận thức đầy đủ về công tác quản lý tài sản trí tuệ. Điều này dẫn đến việc các tổ chức này chưa xác định được nhu cầu hoặc không thể bố trí ổn định nhân sự phụ trách về sở hữu trí tuệ, khiến cho các nỗ lực phổ cập pháp luật và kiến thức sở hữu trí tuệ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Để hạn chế những bất cập trên, các chương trình hỗ trợ từ Nhà nước cũng được triển khai. Bên cạnh đó, việc thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ thuộc ĐHQG TP.HCM, cùng với việc ban hành Quy chế quản trị tài sản trí tuệ trong tổ chức này đã đẩy mạnh hoạt động xác lập quyền và khai thác thương mại hiệu quả. 

Theo Sở KH&CN TP.HCM, việc nâng cao nhận thức về vai trò của tài sản trí tuệ nói chung và công tác quản lý tài sản trí tuệ nói riêng là hết sức quan trọng trong mọi tổ chức. Điều này là cơ sở đầu tiên để xây dựng các công cụ quản trị về tài sản trí tuệ, vốn tri thức và nguồn nhân lực thực hiện trong một tổ chức. 

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 1 phút trước
(SHTT) - Với những biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp, những năm qua các cấp, ngành chức năng các huyện biên giới xứ Thanh đã bám sát tình hình thực tế trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân ở địa bàn biên giới.
Tin tức 1 phút trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao giai đoạn 2022-2025, trên cơ sở nội dung bộ tiêu chí, hiện nay các huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các xã, phường hoàn thành các nội dung để đảm bảo tiến độ đề ra.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh cơ sở dịch vụ thẩm mỹ JW tổng số tiền 148,05 triệu đồng về vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung ương Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ tổ chức chương trình gặp gỡ báo chí thông tin Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI; tọa đàm “Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong y tế”.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - TS Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ tiên quyết và ưu tiên của Cục Bảo vệ thực vật.
. ..