SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 10/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Đăng ký bảo hộ logo tại Việt Nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận có được không?

06:56, 06/12/2017
Câu hỏi: Công ty em là 1 là công ty 100% vốn nước ngoài, logo công ty hiện nay sử dụng theo logo của công ty mẹ, logo này đã được công ty mẹ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Vậy công ty em muốn đăng ký bảo hộ logo tại Việt nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận có được không ạ?

Trả lời: 

I. Căn cứ pháp lý:

Luật sửa đổi bổ sung luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12

II. Nội dung phân tích: 

Khoản 18 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 định nghĩa: "Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.". Căn cứ theo quy định này thì có hai trường hợp sẽ xảy ra đối với công ty con như sau:

Thứ nhất, công ty bạn là 1 là công ty 100% vốn nước ngoài logo công ty hiện nay sử dụng theo logo của công ty mẹ, logo này đã được ông ty mẹ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Tức là về bản chất là 2 pháp nhân độc lập nên công ty con muốn tiến hành đăng ký thì phải có thư đồng ý của công ty mẹ cho phép đăng ký đối với trường hợp cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ. Do đó nếu công ty bạn muốn đăng ký bảo hộ logo tại Việt nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận thì cần được công ty mẹ cho phép.

bao ho logo

 Đăng ký bảo hộ logo tại Việt Nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận có được không?

Thứ hai, nếu không cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ thì có quyền đăng ký theo Khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009:

“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp."

- Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Theo luatminhkhue

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, trong khuôn khổ chương trình triển khai KH 888, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa đồng loạt tiến hành kiểm tra 04 quận, huyện đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn sản phẩm hàng giả tại nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh mới đây đã ban hành quyết định xử phạt hành chính hơn 100 triệu đồng đối với cửa hàng kinh doanh Hùng Sỹ do có hành vi kinh doanh hơn 500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam trên sàn thương mại điện tử.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quả chôm chôm Bến Tre. Đây sẽ là động lực mới giúp bà con nông dân tỉnh Bến Tre khai thác kinh tế từ quả chôm chôm tại địa phương.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mặc dù Việt Nam có nhiều nông sản chủ lực nhưng hiện nay mới chỉ có gạo và cà phê hoàn thành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nguyên nhân là do việc triển khai đăng ký nhãn hiệu chứng nhận gặp nhiều khó khăn vướng mắc về pháp lý và kinh phí.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, cán bộ thuộc Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP. Hà Nội đã phát hiện và tiến hành tạm giữ hàng nghìn sản phẩm vòng bi các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu SKF đang được bảo hộ tại Việt Nam.