SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Cúng rằm tháng 7 tại nhà như thế nào để đúng nghi thức?

11:21, 12/08/2022
Cúng rằm tháng 7 là phong tục truyền thống của người Việt. Vậy rằm tháng 7 cúng gì? Lễ cúng rằm tháng bảy gồm những gì? Cùng bạn khám phá ngay dưới đây để thực hiện một lễ cũng thật thành tâm và trọn vẹn ý nghĩa.

Ngày rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 Âm lịch (15 tháng 7 Âm lịch) là một trong những ngày rằm quan trọng nhất của người Việt. Ông cha ta có câu "Cả năm chỉ có rằm tháng 7, cả thảy chỉ có rằm tháng Giêng" nhằm khẳng định sự quan trọng của hai ngày năm tháng 7 và tháng Giêng Âm lịch trong năm.

cung ram thang 7

Cúng gia tiên là một trong những lễ quan trọng của cúng rằm tháng 7 

Ngày rằm tháng 7 được xem là quan trọng bởi ngày này còn trùng với ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Trong văn hóa người Hoa thì ngày rằm tháng 7 cũng là Tết Trung Nguyên ngày xá tội vong nhân. Chính vì thế, ngày rằm này có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa của người Việt.

Rằm tháng 7 cúng gì?

Trong ngày rằm tháng 7, hoạt động cúng cỗ sẽ không thể thiếu. Vậy rằm tháng 7 cúng gì? Theo tìm hiểu thì trong rằm tháng 7, dân gian cho rằng, gia đình phải cúng 3 lễ gồm: Lễ cúng Phật, lễ cúng Tổ tiên và lễ cúng cô hồn.

Mỗi lễ cúng có một ý nghĩa khác nhau, cảm tạ trời đất, nhớ ơn bố mẹ, ông bà và cúng cho các cô hồn vất vưởng nhân gian - thể hiện sự nhân văn của người Việt.

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Ngày rằm theo phong tục của người Việt là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Người Việt thường cúng vào tối ngày 14 hoặc sáng ngày 15 theo phong tục của địa phương. Với rằm tháng 7 - một ngày rằm quan trọng trong năm thì cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Xem thêm: Không nên mua gì trong tháng cô hồn ?

Theo quan niệm dân gian, đây là tháng mở cửa quỷ môn quan để các vong hồn trở lại dương thế, thăm bạn bè người thân, mong sớm siêu sinh nên từ ngày 2-14/7 Âm lịch, người Việt có thể cúng bất cứ ngày nào mà thuận tiện nhất cho gia chủ. Miễn sao, việc cúng phải hoàn thành trước ngày 15/7 Âm lịch vì hết ngày 15 thì Diêm Vương sẽ đóng cửa quỷ môn quan.

van khan than linh ram th

Theo phong tục của người Việt thì việc cúng rằm tháng 7 không nhất thiết là ngày 15.

Bạn cũng không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần ngày cúng có thời gian và khi cúng phải thành tâm là được. Rằm tháng 7 âm lịch năm 2022 là ngày Thứ sáu, 12/08/2022 Dương lịch. Người Việt thường cúng từ ngày 12-14/7 Âm lịch, không nhất thiết phải đúng ngày rằm.

Việc cúng rằm tháng 7 cũng tùy vào hoàn cảnh, điều kiện từng nhà nhưng 3 lễ cúng Phật, cúng gia tiên và cúng cô hồn đều được thực hiện. Mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm cỗ cúng, mời linh hồn người thân đã khuất về để dùng cơm. Sau đó sẽ diễn ra lễ cúng thực (thường được thực hiện vào buổi chiều tối), bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa, mong sớm siêu thoát.

Nghi thức và cách cúng Rằm tháng 7 tại nhà

Với 3 lễ cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời, nghi thức và mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 của người Việt có nhiều món khác nhau. Điều này cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng nhà. Cụ thể các lễ cúng thường chuẩn bị mâm cỗ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Cúng bàn Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi gia đình Việt theo đạo Phật thường sẽ có ban thờ này để tu tâm tích đức, nhờ ơn trên. Rằm tháng 7 với những người theo đạo Phật là ngày lễ lớn, trong đó có lễ Vu Lan. Bởi vậy, thực hiện lễ cúng Phật thường là quy trình không thể thiếu.

Lễ Vu Lan trong đạo Phật được xuất phát từ  tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ngày lễ mang ý nghĩa tốt đẹp về lòng hiếu thảo, đã trở thành dịp để mọi người con tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành. 

Để thực hiện lễ cúng Phật rằm tháng 7 bạn cần lưu ý lễ cúng Phật phải đặt ở nơi cao nhất. Trên mâm cúng Phật cần có hoa tươi như hoa sen, huệ, mẫu đơn, hồng cúc. Đồ cúng thì nên dùng đồ chay, ngũ quả, nước lọc.

Bạn nên cúng Phật vào ban ngày, mâm cỗ bày biện không cần quá cầu kỳ mà cần thành tâm. Sau khi cúng, bạn cùng gia đình thụ lộc ngay tại nhà

Cúng trong nhà (thần linh, gia tiên) 

Khác với lễ cúng Phật dùng đồ chay thì lễ cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Mâm cỗ nên đầy đủ, tươm tất thể hiện tấm lòng thành của con cháu lên ông bà tổ tiên. Các món mặn phổ biến mà người Việt thường chuẩn bị như gà luộc, canh, cơm, khá kho, món xào, món nộm... cùng rượu, nước, hoa quả.

Bạn đừng quên vàng mã, nến và những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,... Nhìn chung, cỗ cúng cần phải làm bằng đồ tươi ngon, bổ dưỡng thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.

Cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng cô hồn là một tập tục lâu đời của người Việt. Mục đích của lễ cúng này là bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận để họ sớm siêu sinh, tránh quấy nhiễu người dương thế. Lễ cúng thể hiện sự từ bi, lòng nhân hậu, tính nhân văn của người Việt.

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối các ngày từ 2-15/7 Âm lịch trong đó phổ biến nhất là ngày 14/7 hoặc 15/7. Theo tìm hiểu của Royal Gift Việt Nam, thời gian này liên quan đến quan niệm dân gian cho rằng các vong linh đang trên đường trở về địa ngục, là thời gian tốt nhất để cúng cô hồn.

Mâm cúng chúng sinh tùy thuộc vào gia đình sẽ bày biện khác nhau nhưng có một số món chung như sau: Muối gạo (1, đĩa), cháo trắng (12 bát nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), bỏng ngô, bánh kẹo, cục đường thẻ, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, tiền lẻ (tiền thật),, nước, nhang và nến.

Xem thêm: Không nên mua gì trong tháng cô hồn ?

Sở dĩ cúng cháo trắng, muối gạo là bởi theo quan niệm dân gian nếu cúng mâm cỗ mặn thường khơi dậy lòng tham sân si của các cô hồn, khiến họ không siêu thoát được. Lễ cúng thường được thực hiện lúc chiều tối với người Việt cho rằng nếu cúng ban ngày, dương khí quá mạnh, cô hồn sẽ không dám đến ăn đồ cúng.

Mâm cúng cô hồn không được đặt trong nhà mà phải đặt ngoài trời, tránh việc rước cô hồn vào nhà. Khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Sau khi cúng xong, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó là đốt vàng mã. Ở một số gia đình, người ta còn thường thực hiện tục giật cô hồn với quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc. Trước khi kết thúc lễ cúng, gia chủ sẽ bê ra một mâm lễ để trẻ con tranh cướp nhau.

Cúng Rằm tháng bảy cần lưu ý những gì?

Để việc cúng rằm táng 7 được diễn ra thuận lợi, đúng lễ nghi, thể hiện được lòng thành kính với Phật, ông bà tổ tiên, bạn cần lưu một số điểm sau:

Mâm cúng Phật, thần linh và mâm cúng gia tiên bạn làm trong nhà để thể hiện lòng thành của mình. Bạn nên cúng vào ban ngày để tấm lòng được nhật nguyệt chứng giám. Khi bài trí lễ cúng cũng cần sắp xếp theo nguyên tác cúng Phật là cao nhất, sau đó đến cúng thần linh và dưới là mâm cúng gia tiên.

Trong khi đó, mâm cúng chúng sinh hay cúng cô hồn phải đặt ngoài trời. Vị trí thường được chọn là ở ngoài cửa hoặc cổng làng, ngã ba đường. Bởi nếu cúng trong nhà, theo quan niệm dân gian sẽ khiến vong linh quấy nhiễu sự bình yên của gia chủ.

Có thể nói, cúng rằm tháng 7 là một tập tục quan trọng, thể hiện tín ngưỡng và văn hóa người Việt. Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây đã cho bạn những kiến thức hữu ích về lễ cúng rằm tháng bảy gồm những gì cũng như chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm đầy đủ, dễ nhớ để thể hiện được lòng thành trong ngày rằm sắp tới.

Chuẩn bị bài văn khấn rằm tháng 7 tại nhà

Theo phong tục Việt Nam thì rằm tháng bảy là dịp lễ rất quan trọng của mỗi gia đình, nên ngoài việc chuẩn bị lễ vật tươm tất thì bạn cũng cần chuẩn bị bài văn khấn phật, bài văn khấn tổ tiên và khấn cô hồn thật chuẩn nhé.

Vì vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Ngoài ra, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Khôi Nguyên

 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).