SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Cơ quan vũ trụ châu Âu nỗ lực tạo ra nhật thực nhân tạo

11:58, 12/04/2024
(SHTT) - Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ tạo ra nhật thực nhân tạo để nghiên cứu quầng Mặt Trời. Dự án mang tên Proba-3 sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội quan trọng giúp con người hiểu rõ hơn về vũ trụ.

Đội ngũ các nhà khoa học châu Âu đang tìm cách tạo ra các hiện tượng nhật thực nhân tạo để nghiên cứu quầng Mặt Trời. Khi nhật thực xảy ra, phần bầu khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời xuất hiện dưới dạng một vòng sáng quanh phần bị che khuất. Đây là nơi mà các hiện tượng như cơn bão Mặt Trời thường xảy ra, có thể gây ra những tác động lớn đối với cơ sở hạ tầng điện tử trên Trái Đất.

1

 

Theo ông Dietmar Pilz, Giám đốc kỹ thuật của ESA, việc này đang đặt ra một thách thức lớn về mặt kỹ thuật. Mục tiêu đầu tiên là để hai vệ tinh bay theo một đội hình cụ thể, sao cho chúng hoạt động trong không gian như một thể thống nhất. Ý tưởng đằng sau có thể tạo ra một cấu trúc lớn trong không gian từ hai vệ tinh nhỏ. Để làm điều này, hai vệ tinh phải có khả năng tự định vị lẫn nhau.

Việc điều chỉnh vị trí của hai vệ tinh phải được thực hiện với độ chính xác cao, bởi chỉ một sự chênh lệch nhỏ trong vị trí có thể dẫn đến thất bại của nhiệm vụ. Điều này sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng mang lại triển vọng lớn cho nghiên cứu vũ trụ trong tương lai.

Thông thường, nhật thực chỉ kéo dài vài phút, do đó các nhà khoa học không thể thu thập đủ dữ liệu cần thiết. Dự án Proba-3 dự kiến sẽ cho phép nghiên cứu quầng Mặt Trời trong khoảng 6-7 giờ liên tục, mở ra cơ hội hiếm hoi để có cái nhìn sâu hơn vào các hiện tượng mặt trời quan trọng.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, hai vệ tinh phải hoạt động một cách hoàn hảo, phối hợp chuyển động và bổ sung cho nhau. Một trong hai vệ tinh của Proba-3 được trang bị một đĩa che mặt trời, trong khi vệ tinh kia sẽ quan sát quầng sáng Mặt Trời từ bên trong đĩa che mờ này.

Dự án Proba-3 dự kiến sẽ kéo dài trong hai năm, tuy nhiên nếu lượng nhiên liệu dự trữ cho phép, thời gian này có thể kéo dài hơn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các vệ tinh sẽ được đưa vào quỹ đạo an toàn và sau đó sẽ tự phân hủy sau khoảng 4-5 năm.

Với sự hợp tác của 14 quốc gia, dự án này nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Bỉ, không chỉ đóng góp tài chính quan trọng nhất mà còn có sự tham gia chặt chẽ của nhiều công ty và nhà khoa học, trong đó có Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ.

Xuân Hiếu

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.