SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Chiều nay, nhật thực hình khuyên sẽ xuất hiện khắp 3 miền Việt Nam

14:07, 21/06/2020
(SHTT) - Chiều 21/6, hiện tượng nhật thực hình khuyên hiếm gặp sẽ xuất hiện tại khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam. Thời gian diễn ra hiện tượng bắt đầu từ khoảng 13h15' đến khoảng 19h20'.

Theo thông tin từ các chuyên gia thiên văn, Nhật thực diễn ra vào chiều ngày 21/6/2020 là hiện tượng nhật thực hình khuyên. 

Theo Space.com, người dân ở châu Phi, Đông Nam châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương sẽ có thể nhìn thấy nhật thực một phần, khi mặt trăng chặn một phần của mặt trời. Tuy nhiên, những khung cảnh đẹp nhất sẽ nằm dọc theo đường đi của nhật thực, bắt đầu tại Cộng hòa Congo vào lúc 5:47 sáng giờ địa phương, tức 11 giờ 47 phút đêm nay theo giờ Việt Nam.

chieu-nay-se-co-nhat-thuc-thap-ky-tai-viet-nam

 

Từ đó, con đường hình khuyên (nơi mặt trăng che khuất phần lớn mặt trời) sẽ đi qua Nam Sudan, Ethiopia và Eritrea trước khi di chuyển qua Biển Đỏ vào Bán đảo Ả Rập. Sau đó, nhật thực hình khuyên sẽ được nhìn thấy ở Pakistan, miền bắc Ấn Độ và miền nam Trung Quốc trước khi đến Đài Loan và sau đó là một phần của Thái Bình Dương.

Theo Hội Thiên văn Việt Nam (VACA), Việt Nam nằm trong vùng nhật thực một phần, tăng dần từ Nam ra Bắc. Thời gian xảy ra nhật thực bắt đầu từ khoảng 13h15' đến khoảng 19h20'. Nơi quan sát nhật thực một phần cực đại rõ nhất ở Việt Nam là ở biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc và một phần Lào.

Nhat-Thuc-21-6

 

Tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu lúc 13 giờ 37 phút, bắt đầu cực đại lúc 15 giờ 5 phút, kết thúc lúc 16 giờ 18 phút.

Tại các tỉnh, thành phố phía Nam, độ che phủ cực đại nhỏ hơn, nhưng có đạt tới 48% đối với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Trong khi đó, tại miền bắc, độ che phủ lớn hơn khá nhiều, với cực đại tại Hà Nội sẽ đạt 77%.

Người dân lưu ý khi quan sát hiện tượng nhật thực không nên sử dụng trực tiếp mắt thường. Điều này là bởi khi nhật thực diễn ra, bức xạ cao của mặt trời có thể gây tổn thương tới mắt người.

Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng nằm ở vị trí đứng giữa 2 thiên thể còn lại. Lúc này, do Mặt Trăng đã che khuất đi Mặt Trời nên ở một số vị trí trên Trái Đất, người ta sẽ thấy một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời bị tối đen lại.

Tùy thuộc vào tỷ lệ Mặt Trời bị che khuất mà người ta chia ra thành các dạng nhật thực. Trong đó, 2 dạng cơ bản nhất là nhật thực toàn phần (Mặt Trời bị che khuất toàn bộ) và nhật thực một phần (Mặt Trời bị che khuất một phần).

Bên cạnh đó, còn có một dạng thứ 3 hiếm gặp hơn là nhật thực hình khuyên. Đó là khi toàn bộ Mặt Trăng đi vào vùng đĩa sáng của Mặt Trời nhưng do sai lệch về khoảng cách nên nó không thể che hết toàn bộ. Phần đĩa sáng của Mặt Trời không bị che khuất sẽ có dạng một vòng tròn ánh sáng bao xung quanh Mặt Trăng. Đây được gọi là hiện tượng nhật thực hình khuyên.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 22 phút trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.