SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 03/04/2024
  • Click để copy

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt kêu gọi nhà khoa học tích cực tham gia xây dựng chính sách

15:48, 13/12/2021
(SHTT) - Tại Hội nghị thường niên về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực tổ chức hôm 11/12/2021, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã kêu gọi các nhà khoa học tích cực tham gia đóng góp để xây dựng các chính sách có tính đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 11/12/2021, Hội nghị thường niên lần thứ nhất về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực đã được tổ chức tại Vĩnh Phúc.

Hội nghị là nơi chia sẻ, bàn bạc thử nghiệm các chính sách khoa học và công nghệ có tính đột phá với sự tham gia của các nhà khoa học, quản lý khoa học tại hai viện nghiên cứu, trường đại học lớn dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ - ông Huỳnh Thành Đạt.

ky-ket-4095-1639308917

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2022 tại hội nghị. Ảnh: TTTT

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một nội dung quan trọng trong các đột phá chiến lược và được xác định là động lực chính để tăng trưởng kinh tế. Để hiện thực hóa mục tiêu, các chính sách cần xây dựng theo hướng tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển thị trường, thương mại hoá kết quả nghiên cứu.

Bộ trưởng thông tin thêm, trong nhiệm kỳ này Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Quốc hội 5 luật: Khoa học và Công nghệ, Sở hữu trí tuệ, Chất lượng sản phẩm hàng hoá, Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Năng lượng nguyên tử. Chính phủ cũng "đặt hàng" Bộ nghiên cứu sự cần thiết để xây dựng Luật vũ trụ quốc gia trong thời gian tới.

Bộ trưởng Đạt nhấn mạnh đây là quá trình lâu dài và rất cần sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý khoa học tại hai Viện Hàn lâm, hai Đại học Quốc gia - đầu mối lớn nhất của đất nước. Ông cũng khẳng định, sự tham gia từ sớm của các nhà khoa học, nhà quản lý chắc chắn sẽ cung cấp nhiều luận cứ khoa học và thực tiễn, giúp các chính sách này gần gũi hơn với cuộc sống, mang lại hiệu quả chung cho ngành, cũng như cho sự phát triển KT-XH.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đã đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2022 với  Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Geely Auto, nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc vừa qua đã giới thiệu đoạn video mới nhất về mẫu xe tự lái được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI). Theo mô tả, mẫu xe này có khả năng di chuyển tốt trên băng và tuyết.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Viện Công nghệ Jodhpur (Ấn Độ) mới đây đã cho ra mắt một que thử bằng giấy có khả năng phát hiện chỉ số đường huyết (glucose) một cách dễ dàng. Với chi phí sản xuất chỉ từ 3.000 đồng, sáng chế mới được kỳ vọng sẽ tạo nên bước tiến mới trong điều trị các bệnh liên quan tới đường huyết.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Samsung có thể bổ sung công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng hợp cho trợ lý giọng nói Bixby. Đây là một trong những nỗ lực nhằm tìm cách nâng cao sức hấp dẫn của các thiết bị.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên trong lịch sử, dự án phát triển 'mặt trời nhân tạo' KSTAR do Viện Năng lượng Nhiệt hạch Hàn Quốc thực hiện đã ghi dấu bước tiến đột phá khi đạt mức nhiệt độ gấp 7 lần nhiệt độ lõi Mặt Trời.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - OpenAI vừa công bố kết quả sơ bộ từ một thử nghiệm về phần mềm có khả năng tái tạo giọng nói. Điều này không chỉ là một bước tiến mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) mà còn đặt ra mối lo ngại về nguy cơ giả mạo.